Việc Anh giao nộp Singapore cho Nhật Bản năm 1942 sẽ đem đến một bài học cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang chứng kiến sự nổi lên của Trung Quốc. Chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi, nhưng lịch sử đầy những chuyện bất ngờ.
70 năm về trước, vào ngày 15/2/1942, Trung tướng A.E. Percival, Tư lệnh Ban Chỉ huy Mã Lai của Vương quốc Anh, đã nộp Singapore cho Quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Thất bại của cái được gọi là "Gibraltar của phương Đông" là một cú sốc thậm chí lớn hơn cả vụ Chân Trâu Cảng đối với người Mỹ hai tháng trước đó. Singapore là hòn đá tảng của Vương quốc Anh tại châu Á và việc giao nộp mảnh đất lớn nhất trong lịch sử nước Anh này đánh dấu sự chấm hết thực sự của thời kỳ thuộc địa Anh tại đây.
Sự việc Singapore nói trên vẫn đem lại một số bài học kể cả trong thời bình, và có thể được dùng làm câu chuyện mang tính cảnh báo đối với bất kỳ cường quốc nào đóng một vai trò bá chủ ở xa nhà mình, như Mỹ.
Bài học đầu tiên là một cường quốc khu vực đang lên sẽ tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng về quyền lực của bên ngoài. Khi cuộc cạnh tranh nội khu vực, giữa các cường quốc đã khẳng định mình với các cường quốc mới, rất phổ biến (như trong các thế kỷ của lịch sử châu Âu), thì việc duy trì nguyên trạng về quyền lực bên ngoài tại bất kỳ khu vực nào là rất khó.
Người Anh có thể tương đối dễ điều hành các lãnh thổ chia rẽ tại châu Á từ khi Cộng đồng Đông Ấn lần đầu tiên lập cửa hàng tại Madras năm 1639 và mở rộng ra phương Đông. Nhưng sự xuất hiện của một đế quốc Nhật liên kết chặt chẽ, đầy tham vọng và hiếu chiến rốt cuộc đã gây ra một cuộc xung đột giữa một Anh quốc đang tìm cách bảo toàn vị trí của mình với một Nhật Bản đang tìm cách viết lại trật tự an ninh khu vực.
![]() |
Trên thực tế, thất bại của Anh trong việc làm mới liên minh của mình với Tokyo năm 1921 đã thúc đẩy sự bành chướng của Nhật Bản tại châu Á, bằng việc chấm dứt hợp tác giữa hai bên và dỡ bỏ những ràng buộc đè lên các tham vọng của Nhật. Cuối cùng, các trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tokyo đã đe dọa sức mạnh quân sự của họ, và giới lãnh đạo Nhật Bản quyết định đánh cược bằng việc tấn công tất cả các cường quốc phương Tây tại châu Á nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu đầu vào sống còn của mình và đập tan ách đô hộ của châu Âu.
Bài học thứ hai là bước tính toán sai nhầm về các ý định tác chiến của một kẻ thù (hay đoán nhầm về học thuyết của kẻ thù đó) có thể dẫn tới những hậu quả trái ngược và không thể khắc phục. Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Singapore và chiến lược dị giáo của họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh úp Anh quốc khỏi thế cân bằng và vượt lên bằng cách tái lập nhóm hiệu quả, dù người Anh đông hơn các lực lượng Nhật Bản.
Anh từ lâu đã cho rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nhật Bản, nếu xảy ra, sẽ bắt đầu từ biển, và đại bác của Singapore đã được bố trí hướng ra phía biển. Tướng Tomoyuki Yamashita, người đã bị xử tử vì tội ác chiến tranh năm 1946, đã nghĩ ra một kế hoạch vô hiệu hóa Singapore bằng cách giành được British Malaya (gồm Singapore và Malaysia) trước tiên, sau đó xâm lược các pháo đài đảo từ phía Bắc. Vị tướng này đã phát động một cuộc xâm lược vào ngày 8/12/1941, và lực lượng của ông với khoảng 30.000 binh sĩ đã chỉ mất 2 tháng để chinh phục được bán đảo này, trước khi tiến đánh Singapore bằng hai mũi tiến công kiểu gọng kìm. Giao tranh tại Singapore kéo dài 1 tuần trước khi lực lượng nhỏ hơn của Nhật Bản bắt giữ hơn 80.000 binh lính người Anh, Australia, Ấn Độ, và Malaysia.
Bài học thứ ba là việc cai trị từ xa đã gây ra sự sụp đổ của đế quốc Anh. Trong nhiều thế hệ, Singapore được cho là không thể đánh chiếm, là biểu tượng của sức mạnh Anh quốc ở nước ngoài. Nhưng trong khi Percival biết rất rõ điều này, ông ta cũng bị cô lập, không được cung cấp và không được chuẩn bị cho chiến tranh. Đơn giản là Anh quốc quá xa xôi để tái cung cấp hiệu quả cho hòn đảo này trong cuộc khủng hoảng ngắn trước khi sụp đổ.
Người Nhật chiếm cứ vùng trời, và đánh bom lên hòn đảo này từ tháng 12, chỉ phải đối mặt với một sự chống cự yếu ớt của Anh. Hải quân Hoàng gia được chỉ huy từ các vùng biển xung quanh Singapore khi chiến hạm HMS Prince of Wales and Repulse bị đánh chìm ở ngoài khơi Mã Lai, chỉ hai ngày sau vụ Vịnh Con lợn. Anh đã rất khó duy trì liên lạc với các chỉ huy khu vực của mình trên đất liền. Nhật Bản tấn công các trạm điều khiển biển trên đất liền, và việc này, cùng với hạn chế nguồn cung cấp lương thực, cuối cùng đã buộc Percival phải cầu viện đến các tư lệnh cấp dưới, và đầu hàng. Chiến tranh tại châu Á kéo dài thêm 3 năm sau đó, và Anh chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong việc đánh bại Nhật.
Chiến dịch cách đây bảy thế kỷ này có điểm gì đúng với ngày nay? Vài năm trước, Washington ngày càng lo ngại một Trung Quốc mới hùng mạnh và xác quyết hơn tìm cách đi theo con đường của Nhật, thiết lập một trật tự mới tại châu Á. Nhiều người tin rằng mục đích của Trung Quốc là giảm ảnh hưởng của Mỹ và tạo cho Trung Quốc vị trí điều khiển các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh của khu vực - bất kể việc này được tiến hành thông qua các biện pháp hòa bình hay hiếu chiến.
Ít người ở Anh năm 1941 tin rằng Nhật Bản sẽ liều mình lao vào một cuộc chiến tranh tổng lực với các cường quốc tế giới, ngay cả khi họ đã đánh bại Trung Quốc và Nga trong cuộc xung đột nhiều thế kỷ trước. Tương tự, hầu hết các quan sát viên ngày nay cho rằng Trung Quốc sẽ không làm gì để phá vỡ hệ thống thương mại hòa bình mà họ hiện đang hưởng lợi rất nhiều, hoặc họ sẽ vội vàng thách thức cường quốc hùng mạnh hơn nhiều mình là Mỹ.
Nhưng thực tế là không ai có thể biết Trung Quốc cuối cùng sẽ quyết định thế nào nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất của họ khi họ trở nên mạnh hơn, có thể cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không. Vì vậy, chúng ta phải cảnh giác không nên tỏ vẻ ta đây biết về điều Trung Quốc, hay bất cứ cường quốc đang nổi nào khác, sẽ làm. Vì Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng các tàu tuần tra trên biển để đe dọa các quốc gia mà họ có tranh chấp lãnh thổ, và quy mô hiện đại hóa quân đội của nước này cho thấy rằng khả năng xảy ra xung đột không phải là không tưởng.
Giới lãnh đạo quân sự ở Mỹ cũng biết họ đang phải đối mặt với vấn đề khoảng cách; chẳng hạn họ phải mất 3 tuần lễ để di chuyển từ San Diego đến Eo biển Malacca. Không chỉ các lực lượng của Mỹ phải lo cho một phần lãnh thổ cực kỳ rộng lớn ở Thái Bình Dương, mà họ còn phải duy trì các đường cung ứng, đúng như người Anh từng phải cáng đáng ngày xưa.
Vì vậy, Lầu Năm Góc gần đây nhấn mạnh đến việc mở rộng khả năng tiếp cận với các nước như Australia, Philippines, và Singapore. Nếu không, một cuộc xung đột mở rộng sẽ là phép thử khó đối với năng lực hậu cần của Mỹ và có thể buộc họ phải xem xét lại các kế hoạch chiến tranh, như Percival đã từng phải làm tại Singapore. Cả Hải quân và Không quân Mỹ, do phải tiến hành một loạt cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, sẽ sụp đổ trong vài năm tới. Trong khi các quan chức Mỹ hứa hẹn rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới vị thế của Mỹ tại châu Á, nhưng rốt cuộc, một số tàu chiến và máy bay (đã cũ), và cả lượng nhân lực (làm việc quá sức), sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này ngày cả trong thời bình, chưa kể các nguồn lực mà họ sẽ cần cho một cuộc xung đột lớn.
Cuối cùng, giống như bài học về cuộc xâm lược của Nhật vào Singapore, Trung Quốc sẽ không có một lực lượng quân sự mạnh hơn Mỹ trong nhiều thập kỷ tới, nhưng họ có thể không cần như vậy. Họ có thể dồn hết sức lực của mình để chống chọi tại một điểm, hoặc vài điểm, mà họ chọn. Như thế thôi cũng đủ để đánh bại các lực lượng của Mỹ được cử tới để can dự, và buộc giới lãnh đạo Mỹ phải đưa ra lựa chọn khó khăn là tăng viện quân đội và vũ khí để tiếp tục cuộc chiến, hoặc sẽ phải chịu thất bại. Một tính toán như vậy cũng đủ khuyến khích Trung Quốc có hành động xác quyết hơn hoặc khiến giới lãnh đạo Mỹ phải nhắm mắt làm ngơ trước các hành động thù địch.
Các bài học này không có nghĩa là một lời tiên đoán về chiến tranh. Vẫn có nhiều lý do để Washington và Bắc Kinh duy trì các quan hệ hòa bình. Nhưng lịch sử đầy rẫy những ngạc nhiên, nhất là đối với các cường quốc nguyên trạng. Mỹ vẫn là nước có sức mạnh phi thường, và với các chính sách tăng trưởng kinh tế đúng đắn, họ có thể là quốc gia bá chủ trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng họ sẽ có thể không mãi là bá chủ trong khu vực. Bài học Singapore nhắc chúng ta không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình và trung thực đối mặt với các yếu kém của chúng ta./.
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com