Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nghèo thế giới đang phân bố tại đâu?

Nếu ai đó hỏi rằng: những người nghèo sống ở đâu trên thế giới? Hẳn sẽ nhiều người trả lời: tất nhiên họ sống tại những nước nghèo.

Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà phân tích Andy Sumner thuộc Viện nghiên cứu phát triển Anh quốc lại đưa ra một câu trả lời hoàn hoàn toàn khác: 4/5 dân số sống dưới mức nghèo (2 USD/ngày) của thế giới không nằm tại các quốc gia kém phát triển, mà lại tập trung tại các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi có thu nhập bình quân đầu người từ 1.000 tới 12.500 USD/năm.

Phát hiện của Sumner chỉ ra một thực tế là quá trình phát triển kinh tế lâu dài nhưng thiếu công bằng đã đẩy một bộ phận dân chúng của nhiều quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng nghèo đói.


Nguồn:  Báo cáo "Where will the world’s poor live? Global poverty projections for 2020 and 2030" - Andy Sumner/British's Institute of Development Studies.

Những nền kinh tế đang phát triển, thậm chí phát triển rất mạnh điển hình cho thực trạng này là Ấn Độ và Trung Quốc, mỗi quốc gia sở hữu số dân hơn 1 tỷ người và chỉ cần 1 bộ phận nhỏ của 2 người khổng lồ này cũng đủ tương đương dân số cả châu Âu.

Tuy nhiên, lập luận của Sumner gặp phải phản biện của 2 học giả khác là Homi Kharas – một chuyên gia kinh tế khác thuộc Viện nghiên cứu Brookings và Andrew Rogerson thuộc Viện phát triển nước ngoài Anh quốc.

Theo 2 chuyên gia này, tới năm 2025 đại bộ phận người nghèo thế giới sẽ chuyển dịch sang các nước thu nhập thấp. Họ chỉ ra rằng nạn nghèo đói không phải vấn đề của các nước có thu nhập trung bình, mà là của những quốc gia “dễ vỡ” – thuật ngữ miêu tả các nước gặp tình trạng bất ổn chính trị hoặc các chính sách quốc gia không dành để phục vụ đại đa số quần chúng.

Nghiên cứu của Messrs Kharas và Rogerson tính toán được rằng số lượng người nghèo tại các quốc gia “không dễ vỡ” đã giảm từ mức 2 tỷ người của năm 1990 xuống còn 500 triệu người hiện tại và sẽ tiếp tục giảm xuống mức 200 triệu người vào năm 2025. Trong khi đó, tại các nền kinh tế “dễ vỡ”, số lượng người nghèo hiện nay gần như không thay đổi so với mức 500 triệu người thời điểm năm 1990 và sẽ tiếp tục duy trì mức độ này tới năm 2025.

Vậy, vấn đề đặt ra lúc này là, liệu có mối quan hệ gì giữa các nước có thu nhập trung bình và những nền kinh tế “dễ vỡ”?

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của 2 nhóm học giả nói trên không hề mâu thuẫn. Tập hợp những quốc gia có thu nhập trung bình nhưng “dễ vỡ”, bao gồm những ví dụ điển hình như I-rắc, Nigeria, Pakistan và Yemen chính là những mảnh đất sở hữu khoảng 200 triệu người nghèo, chiếm gần một nửa tổng số toàn cầu.

Có điều, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nghiên cứu trên là: trong khi nhà phân tích Sumner tập trung mô tả tình trạng thu nhập và mối liên hệ đơn thuần kinh tế với các nước thu nhập trung bình thì Messrs Kharas và Rogerson lại quan tâm nhiều hơn tới ảnh hưởng từ yếu tố chính trị. Và tất nhiên, mỗi kết quả phân tích đem lại cho người đọc một góc nhìn khác nhau, giúp cho vấn đề trở nên toàn diện hơn.

Điều quan trọng là, những tổ chức từ thiện căn cứ vào kết quả nghiên cứu để có kế hoạch phân bố các khoản giúp đỡ, viện trợ người nghèo cho hiệu quả, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thế giới.


N.Linh

Theo TTVN/Economist

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Trung Quốc trên con đường “xâm chiếm” toàn cầu
  • Năm yếu tố ám ảnh tương lai châu Á
  • Châu Phi: Bắt đầu 'ớn' đầu tư từ Trung Quốc?
  • WSJ: Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc?
  • Những vụ án kinh tế chấn động: Hối lộ ngành viễn thông Ấn Độ
  • Cuộc chiến Trung-Mỹ tại châu Phi: Nước nào đang dẫn trước?
  • Trung - Nhật: Nghi kỵ sâu thêm
  • Mỹ-Trung: Hiệp đấu ngoại giao sẽ phá 'thế lưỡng nan'?