Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu

Thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc chiến thương mại mới do thâm hụt thương mại gia tăng của Mỹ - nền kinh tế số 1thế giới - có thể khiến Washington phải lựa chọn giải pháp duy nhất là chính sách bảo hộ.

Trong chuyên mục bình luận trên tờ “Thời báo Tài chính” (Anh), chuyên gia tài chính Michael Pettis và là thành viên cao cấp của Viện Carnegie Endowment, cho rằng nếu Mỹ quyết liệt thực hiện chính sách bảo vệ hàng hóa nội địa, thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ tác động mạnh tới các nước có thặng dư thương mại.

Hiện Mỹ và châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp) là những khu vực có mức thâm hụt thương mại cao nhất thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 6/2010 đã lên tới 50 tỷ USD, tăng so với mức 42 tỷ USD trong tháng 5/2010. Đây là mức cao nhất kể từ giữa năm 2008 và chưa từng có trước năm 2004. Thâm hụt thương mại gia tăng là hệ quả tự nhiên của tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã huỷ hoại trạng thái cân bằng tạm thời giữa các khối bằng cách buộc các quốc gia thâm hụt thương mại phải cắt giảm nợ, điều này sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới, đặc biệt ở Mỹ,  giảm sút. Các nước thặng dư thương mại, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, đã kháng cự lại mạnh mẽ bằng việc cố gắng duy trì hay thậm chí tăng mức thặng dư của mình.

Tuy nhiên, thặng dư thương mại tăng ở nước này lại đồng nghĩa với thâm hụt thương mại ở nước khác. Cuộc khủng hoảng nợ đã khiến cho các nước thâm hụt thương mại ở châu Âu không thể tìm ra các nguồn tài chính mới. Cũng như nhiều nước thâm hụt thương mại khác ở châu Âu, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp sẽ phải chứng kiến một sự sụt giảm nhanh chóng trong thặng dư tài khoản vãng lai.

Do không thể kiểm soát lãi suất và can thiệp tiền tệ đối với các quốc gia thặng dư thương mại chủ chốt, Mỹ buộc phải sử dụng các hình thức khác của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - đó là hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại qui mô toàn cầu.

Chính vì vậy, thay vì ủng hộ các chính sách đùn đẩy thâm hụt sang nơi khác, các nền kinh tế lớn cần phải chấp nhận chia sẻ một phần khó khăn ở châu Âu, nếu không muốn Mỹ thực hiện các biện pháp trả đũa.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, Đức khiến thế giới lo
  • Thiên tai gây bất ổn nguồn cung lương thực
  • Niềm tin của người tiêu dùng: Bức tranh tương phản
  • Vừa đấm vừa xoa
  • "Trung tâm kinh tế thế giới đã chuyển về Đông Á"
  • Gây dựng con chủ bài mới
  • Bài học cúm A/H1N1