Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những chuyện khuấy động kinh tế thế giới 2011

Khủng hoảng ở châu Âu, giá hàng hóa loạn nhịp, phong trào Chiếm phố Wall, Steve Jobs qua đời là những câu chuyện kinh tế hot nhất trong năm. Dưới đây là danh sách 15 câu chuyện kinh tế được quan tâm nhất trong năm 2011 do độc giả CNBC bình chọn.

Khủng hoảng Châu Âu

Khối đồng tiền chung châu Âu tiếp tục phải đối mặt với thực trạng rằng một số thành viên không thực hiện được nghĩa vụ tài chính như những nước thành viên khác. Ai đã từng nghĩ rằng PIIGS là một thuật ngữ kinh tế phổ biến?

Hàng hóa loạn nhịp

Mọi người cho rằng vàng, dầu, bạc, đồng sẽ vẫn đi theo hướng cung- cầu vốn có của nó. Nhưng năm nay, thị trường biến động cao cũng khiến các nhà đầu tư chịu lỗ. Thị trường vàng trong năm vẫn rất sôi động. Độc giả đều nóng lòng muốn biết thị trường gì sẽ được mọi người đầu tư, từ vàng đến dầu.

Thị trường biến động toàn cầu

Những bước tiến cũng như sự suy thoái của thị trường chứng khoán trên thế giới xứng đáng lọt vào danh sách những câu chuyện kinh doanh năm 2011. Câu chuyện này giờ đây không chỉ xoay quanh bàn môi giới mà liên quan trực tiếp đến quỹ hưu trí 401 (K) và lương hưu của mọi người.

Barack Obama và Phố Wall

Tài hùng biện của tổng thống Obama trong cuộc tái bầu cử năm nay dấy lên tiếng nói của chủ nghĩa dân túy. Nó làm cho một số người trên phố Wall nghĩ rằng họ là những kẻ giơ đầu chịu báng cho sự thiếu thốn kế hoạch khôi phục  nền kinh tế. Nội dung bài phát biểu của Obama không khiến lòng người day dứt bằng giọng điệu của ông. Giám đốc ngân hàng Jamie Dimon và quản lý quỹ đầu tư Leon Cooperman là hai trong số rất ít người lên tiếng đả kích. Độc giả tỏ ra rất hứng thú với những gì họ nói, hơn là quan tâm xem họ đồng tình hay không.

Phong trào chiếm phố Wall

Chẳng ai đoán trước được đám đông bức xúc tập trung trên phố Wall lại trở thành một phong trào rộng khắp thế giới. Và dù có ủng hộ họ hay không thì phong trào này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt là khi sự kiện trở nên căng thẳng cực độ.

Tìm kiếm các nhà thông thái

Thời kỳ hỗn loạn khiến dân chúng kiếm tìm các nhà thông thái để có được những lời khuyên thực tế. Nhiều độc giả của CNBC nhập từ khóa để tìm đọc tin tức về những nhà thông thái, như Marc Faber, Nouriel Roubini, Bill Gross, Mohamed El-Erian, Abby Joseph Cohen, Jim Rogers, Dick Bove, Nassim Taleb, Meredith Whitney ... Nhưng đôi khi, sự thông thái không lôi kéo độc giả nhiều bằng một cái tên hấp dẫn, chẳng hạn Dr. Doom, Black Swan

Nhiều thành phố đối mặt với thời kỳ khó khăn

Nhiều thành phố phải trải qua thời kỳ khó khăn trong năm 2001, như nạn thất nghiệp, giá nhà giảm...Một vài thành phố như Harrisburg, bang Pennsylvania, và Vallejo, California đối mặt với tình trạng phá sản. Trái phiếu và chứng khoán chính phủ rất được quan tâm, nhất là sau khi bà Meredith Whitney dự báo về những rủi ro của chúng.

Trung Quốc đi về đâu

Trung Quốc được xem là một thị trường hấp dẫn đầu tư. Nhưng đây cũng là một thị trường cạnh tranh khốc liệt và không hẳn lúc nào cũng công bằng. Trong danh sách 10 từ khóa được truy cập nhiều nhất CNBC thì cụm từ "Trung Quốc" luôn xuất hiện.

Nạn thất nghiệp

Độc giả của CNBC rất quan tâm về chủ đề này. Các bài viết liên quan đến chủ đề này có số lượng người truy cập cao.

Suy thoái nhà ở

Nhà ở là một chủ đề rất được quan tâm. Các thông báo và tin vắn về nhà ở thường có lượng truy cập lớn. Và tất nhiên ai cũng muốn đọc những tin tức có lợi về thị trường này.

Sự ra đi của Steve Jobs

Dù không phải bất ngờ, nhưng cái chết của Steve Jobs đã để lại sự đau buồn và mất mát. Máy tính, phim ảnh, ca nhạc... ông đã tham gia vào rất nhiều ngành công nghiệp và đưa ra nhiều tranh luận. Rất nhiều người thương tiếc cho sự ra đi của ông. CNBC đã có bài viết về những khoảnh khắc đáng nhớ của Steve Jobs.

Tín nhiệm Mỹ bị hạ thấp

S&P hạ mức tín nhiệm các ngân hàng lớn ở Mỹ. Đây là một tin tức gây ra nhiều lo lắng nhưng lại có ít ảnh hưởng đến thị trường. Thị trường trái phiếu không có biến động. Nhưng những tin tức về chủ đề này rất ăn khách.

Sóng thần và động đất ở Nhật Bản

Những tổn thất về người sau cơn sóng thần và động đất ở Nhật Bản vẫn còn là bi kịch và nỗi ám ảnh. Thảm họa này cũng có tác động không nhỏ đến kinh tế. Những thông tin về ảnh hưởng của thiên tai và thảm họa hạt nhân đều là những chủ đề chính của CNBC cho đến tận bây giờ.

Làn sóng cách mạng ở Ả Rập

Làn sóng cách mạng vẫn diễn ra ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria ... và thu hút sự quan tâm của những người ước mơ một thế giới tự do dân chủ. Đây không chỉ là một sự kiện chính trị, mà còn về cơ hội, về những thị trường mới, về kiểm soát một mặt hàng thiết yếu của thế giới: dầu.

MF Global

Câu chuyện số tiền 1.2 tỷ USD biến mất đối với những người đầu tư tiền vào chứng khoán có thể là một thảm kịch, nhưng lại là một câu chuyện hấp dẫn đối với những người quan tâm đến tài chính. Những thông tin xung quanh Corzone schadenfreude cũng rất được quan tâm, chẳng hạn như video ông ra hầu tòa.



----------------------------------
Tác giả: Thùy Anh (Theo CNBC) // Nguồn: VEF

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới 2012: Những biến cố chính trị suy chuyển kinh tế
  • 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011
  • 9 dự báo kinh tế thế giới 2012-2013
  • 10 bài học kinh doanh đắt giá nhất năm 2011
  • Ai cai trị nước Mỹ?
  • ADB: Châu Á đối mặt rủi ro lớn từ suy thoái Âu - Mỹ
  • BRICS: Thế lực mới chi phối kinh tế toàn cầu
  • Kinh tế toàn cầu: Tin xấu sau Dự luật trần nợ mới của Mỹ