Với các công ty Trung Quốc, Mỹ đang là địa điểm thuận lợi và ít tốn kém để kinh doanh.
Nếu bạn có dịp qua nhà thờ Bountiful Blessings ở vùng ngoại ô Spartanburg, Nam Carolina thì hãy rẽ phải. Tới một khu công nghiệp sau những hàng cây anh đào mơn mởn, rồi lại qua một công ty sản xuất con dấu cao su và sản phẩm để gắn logo lên mũ và cặp, bạn sẽ nhìn thấy một nhà máy mới toanh: nhà máy chuyên sản xuất xi lanh dùng cho công nghệ in lõm của công American Yuncheng. Họ tạo ra những ống xi lanh dùng để in nhãn chai như nhãn bao quanh chai sô-đa chẳng hạn. Nhưng không giống như những láng giềng của mình tại Spartanburg, Yencheng là một công ty Trung Quốc. Họ đến Nam Carolina vì theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc nước Mỹ thật là rẻ.
Khu đất mà công ty Yuncheng mua tại Spartanburg chỉ có giá là 350.000 USD cho 2,6 hecta, bằng một phần tư giá của đất phía sau của Thượng Hải hay Đông Quan - thành phố gần Hong Kong mà công ty này đã có 3 nhà máy. Giá điện cũng rất rẻ: họ phải trả tới 14 nhân dân tệ cho một kWh trong giờ cao điểm ở Trung Quốc, nhưng chỉ mất 4 tệ tại Nam Carolina. Ở đây cũng chẳng hay sụt điện như ở Trung Quốc.
Tất nhiên, nhân công Mỹ đắt hơn nhiều và tổng chi phí để sản xuất một sản phẩm ở Trung Quốc có lẽ sẽ luôn thấp hơn so với ở đây. Nhưng đối với hàng trăm công ty Trung Quốc như Yuncheng, nước Mỹ đã trở thành một địa điểm ít tốn kém và vô cùng thuận lợi để kinh doanh.
Có lẽ sự ngược đời này bắt đầu kể từ khi Nixon đến Trung Quốc. Jonh Ling, một người Mỹ nhập tịch gốc Trung Quốc, đang phụ trách văn phòng tuyển chọn các doanh nghiệp Thượng Hải của Bộ Thương mại Mỹ cho khu vực Nam Carolina cho rằng: “Khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đang đang được rút ngắn”. Ling đã chọn Yuncheng và nhiều công ty khác vào Spartanburg: những công ty Trung Quốc đã đầu tư 280 triệu USD và tạo ra hơn 1.200 việc làm chỉ tính riêng ở Carolina.
Hiện nay, đã có 33 bang, cảng và thành phố của Mỹ cử đại diện giống như Ling tới Trung Quốc để thu hút những việc làm của Mỹ đã bị mất vào tay Trung Quốc. Ngoài những khu đất rẻ và nguồn năng lượng đảm bảo, các bang và thành phố hiện cũng áp dụng chính sách hoàn thuế và nhiều ưu đãi khác để thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi đó, theo những nguồn tin kinh doanh từ Trung Quốc, Bắc Kinh – nơi đang chỉ thị cho các công ty Trung Quốc toàn cầu hóa bằng cách mở rộng tới các thị trường trọng điểm trên thế giới - đang thu hút đầu tư bằng cách cấp vốn lên tới lên tới 30% chi phí đầu tư ban đầu.
Theo tập đoàn tư vấn kinh tế Rhodium có trụ sở tại New York, số vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã lên tới gần 5 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2009. Mức này thấp hơn rất so với đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ với 148 tỷ USD năm 1991, tuy vậy đây vẫn là một bước nhảy lớn so với mức đầu tư trung bình chỉ đạt khoảng 500 triệu USD một năm trước đây.
Năm ngoái, số lượng các công ty tại Mỹ mà các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại hoặc thông báo bắt đầu kinh doanh đã lên tới hơn 50. Và khi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, người Mỹ có thể tiên đoán rằng trong tương lai những dự án của Trung Quốc sẽ thực sự phát triển và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.
Đây có thể là điều tốt cho mối quan hệ giữa hai nước. Ông Dan Rosen, người đứng đầu Rhodium Group nói: “Sẽ mất nhiều năm để cân bằng sự đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc”. Nhưng ông cũng cho rằng mối quan tâm tích cực của Trung Quốc trong việc đầu tư vào Mỹ đã tạo ra đòn bẩy cho Washington trong bối cảnh nước này đang nỗ lực đàm phán với Bắc Kinh về thuế nhập khẩu, các vấn đề thương mại và chính sách kinh tế.
Thế nhưng, đó không phải là điều quan trọng tại Spartanburg. Những công nhân có tay nghề tại American Yuncheng kiếm được 25 đến 30 USD mỗi giờ, những người điều khiển máy kiếm được 10 đến 12 USD một giờ. Mức lương này nhiều hơn 2 USD so với chi phí cho lao động không có tay nghề tại Trung Quốc, nhưng công ty lại có đủ điều kiện nhận khoản hoàn lại thuế lương của chính quyền là 1500 USD mỗi công nhân (cho các công ty sử dụng hơn 10 lao động).
Và với việc trở nên thân thiết với những công ty như Cocacola, Yuncheng có thể nhanh chóng đáp ứng khi họ cần một nhãn mác mới cho các sản ít béo hay những sản phẩm có thêm hương vị mới của mình. Nếu như việc kinh doanh tiến triển tốt, ông Li Wenchun - Chủ tịch công ty, hy vọng có thể mở rộng quy mô hoạt động lên gấp đôi trong 5 đến 10 năm nữa, và tuyển dụng thêm khoảng 120 lao động Mỹ.
Cho đến nay, có ít dấu hiệu cho thấy người dân Carolina ác cảm với các công ty của Trung Quốc, dù họ từng chứng kiến bang của mình đã đánh mất ngành công nghiệp dệt may vào tay những đất nước giá rẻ như Trung Quốc. Được hỏi về quan điểm của mình khi chứng kiến những người cộng sản đang tạo ra công ăn việc làm cho người dân bang mình, Nghị sĩ Jim DeMint, một lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, chỉ trả lời: “South Carolina là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để làm kinh doanh và đó là lý do tại sao rất nhiều công ty nước ngoài đã đến bang của chúng tôi.”
Bà Brenda Missouri, một công nhân 43 tuổi chuyên kiểm tra lỗi rò rỉ cho công ty sản xuất thiết bị Haier, đã nói về ông chủ của mình với những từ khá hoa mỹ. Haier là công ty Trung Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Mỹ vào năm 2000- đó là một nhà máy sản xuất tủ lạnh tại Camden, Nam Carolina. Bà nói: “Họ là những doanh nhân tài giỏi. Còn việc họ là cộng sản ấy hả? Có hề gì, tiền mới là thứ làm nên sự khác biệt”
(VnExpress)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com