Tháng 12.2006, Berlin phanh phui những mờ ám của tập đoàn Siemen ở Đức, trong đó có vụ quan chức Siemens đưa hối lộ 57,5 triệu euro cho các quan chức Hy Lạp để thắng gói thầu 250 triệu euro cung cấp dịch vụ viễn thông và hệ thống máy móc đảm bảo an ninh cho các khu vực thi đấu của Athen 2004.
![]() Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm |
Để tổ chức thế vận hội này, Hy Lạp đã chi 12 tỉ euro (cao hơn tới 10 tỉ so với dự kiến) khiến ngân sách quốc gia thâm hụt 6,1% so với GDP, trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%. Olympic 2004 trở thành điển hình cho các khoản thâm hụt ngân sách, cho thấy thực trạng tham nhũng đáng báo động ở nước này.
Cuối năm 2008, khi cơn khủng hoảng tài chính thế giới chạm đến Hy Lạp, hàng chục ngàn người biểu tình rồi gây bạo loạn ở mười thành phố vì cho rằng tham nhũng và các chính sách kinh tế kém hiệu quả của chính phủ khiến cuộc sống của họ khó khăn. Reuters ngày 10.12.2008 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng: “Bạo loạn nảy sinh từ sự tức giận bị kìm nén lâu dài và sự thất vọng trước hàng loạt các vụ bê bối và tài chính của Hy Lạp”. Đó là sự thất vọng khi chính phủ chi 28 tỉ euro để cứu trợ tài chính cho các ngân hàng, trong khi không có biện pháp nào hỗ trợ người nghèo.
Cuộc biểu tình mới xảy ra hôm 5.5 ở Hy Lạp có cùng nguyên cớ. Chính quyền trong nhiều tháng không có biện pháp hiệu quả để hạn chế thất thoát trong đầu tư công, và đến khi quá khốn khó lại cắt giảm lương hưu và tiền thưởng của người lao động ở khu vực công, khiến người thiệt thòi nhiều nhất và trước nhất chính là người dân.
Nhân dịp khai mạc hôm 11.5, diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo xếp hạng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế. Theo đó, báo cáo của WEF nhận xét: “Từ năm ngoái, nhiều quốc gia châu Âu bị suy yếu. Tuy nhiên xét về tổng thể, cả khối châu Âu vẫn còn là một trong những khu vực cạnh tranh nhất thế giới”. Trong top mười danh sách có đến sáu nước châu Âu. Khả năng cạnh tranh của các nước châu Âu hàng đầu được WEF xếp như sau: Thuỵ Sĩ (1), Thuỵ Điển (4), Đan Mạch (5), Phần Lan (6), Đức (7), Hà Lan (10), Anh (13), Na Uy (14), Pháp (16), Áo (17), Bỉ (18) và Luxembourg (21). |
Gia nhập khối đồng tiền chung euro từ năm 2001, mười năm qua Hy Lạp chưa bao giờ cải thiện được vị trí là nước có chỉ số minh bạch thấp nhất khối, và chỉ số này trong năm 2009 đã xuống đến mức thấp nhất, chỉ còn 3,8. Một báo cáo của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) hôm 2.3 cho thấy tham nhũng gây thiệt hại cho nền kinh tế Hy Lạp khoảng 800 triệu euro trong năm 2009, tăng 5% (39 triệu euro) so với năm 2008. Thủ tướng Hy Lạp, ông George Papandreou cũng thừa nhận hối lộ và tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngân sách ở nước này.
Từ Hy Lạp có thể thấy việc thiết lập một khu vực đồng tiền có thể có lợi nhưng cũng đầy nguy hiểm nếu các nền kinh tế thành viên không giải quyết được nạn tham nhũng và tình trạng thiếu minh bạch. Và từ Hy Lạp có thể thấy một loạt tham vọng về việc lập các khu vực đồng tiền chung ở vùng Vịnh, Nam Mỹ, và ASEAN đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sáu nước ở khu vực vùng Vịnh đang muốn cho ra đồng tiền chung minh bạch hơn nhiều so với Hy Lạp, với chỉ số minh bạch thấp nhất là 4,1 (Kuwait, 2009). Ở Nam Mỹ, nơi mười nước đang có ý định thống nhất tiền tệ thành đồng sucre, sự minh bạch khi được quy thành điểm chỉ dao động trong khoảng 2 – 3. Còn tại khu vực ASEAN, trừ Singapore đứng hàng thứ ba thế giới về minh bạch với chỉ số lên đến 9,2 (2009), các nước còn lại có chỉ số chỉ trong khoảng 1,4 – 3,4.
Không thể căn cứ vào một chỉ số để đánh giá toàn diện về môi trường minh bạch ở một quốc gia. Nhưng một so sánh và cân nhắc nhỏ từ chỉ số này có thể thấy rõ rằng, để thiết lập các khu vực đồng tiền chung, các quốc gia không thể không cân nhắc đến một lộ trình cùng nhau thanh trừ tham nhũng và tăng cường minh bạch.
(Theo Mai Hương // SGTT Online)
Gói giải cứu hạ nhiệt thị trường tài chính Gói giải cứu trị giá 500 tỉ euro (633 tỉ USD) của Liên minh châu Âu bao gồm 60 tỉ euro để sẵn sàng mua lại trái phiếu EU và 440 tỉ euro bảo đảm các khoản vay cho khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cung cấp 220 tỉ euro, không tính 30 tỉ euro cho Hy Lạp vay vào ngày 9.5 vừa qua. Sau khi có thông tin về gói giải cứu lớn nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào tháng 9.2008 đến nay, thị trường chứng khoán châu Âu bật dậy và lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn hai năm đã giảm hơn một nửa. Đồng euro lên giá nhẹ ở mức một euro đổi được 1,3 USD, sau khi rớt xuống mức 1,27 USD vào cuối tuần trước. (Economist) |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com