Zhu vừa bước ra từ cửa hàng thời trang thể thao Adidas tại Trung Quốc. Cô cảm thấy hết sức hài lòng với đôi giày được mua từ cửa hàng này. Ở một quầy hàng khác trên đường phố Delhi - Ấn Độ, Shetty cũng đang nhanh tay tìm cho mình một chiếc quần Jean ưng ý.Cả Shetty và Zhu đều là những cô gái 26 tuổi, đại diện cho tầng lớp khách hàng trẻ trung tại Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là 2 đất nước đông dân có tốc tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Cùng với những đổi thay nhanh đến chóng mặt trong nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tại 2 nước này cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Thậm chí, công ty tư vấn McKinSey còn dự báo Trung Quốc sẽ vươn lên trở thành quốc gia tiêu dùng số 3 thế giới, vượt qua Đức vào năm 2025. Cũng theo dự báo này, Ấn Độ sẽ xếp thứ 5 sau Trung Quốc và Đức.
Khi mà kinh tế Mỹ đang suy sụp nghiêm trọng, các thị trường mới nổi đang ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong hoạt động buôn bán toàn cầu. Chắc chắn là trong tương lai, các nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là điểm sang trong tiêu dùng thế giới. Tuy nhiên, hiện giờ, khoảng cách giữa các nước này với những quốc gia đã phát triển còn rất xa. Sức tiêu thụ của cả Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại cũng chỉ bằng 1/5 lần lượng mua của người Mỹ.
Theo một hãng nghiên cứu thị trường có tên Euromonitor International, Trung Quốc tiêu dùng 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm nay. Con số này của Pháp là 1,4 nghìn tỷ và của Mỹ là 9,9 nghìn tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ tiêu dùng 660 tỷ đô la Mỹ năm nay, tương đương một nửa sức tiêu thụ của Trung Quôc.
Cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 đã cuốn rất nhiều quốc gia vào suy giảm kinh tế. Mọi người dân có xu hướng chi dùng ít hơn. Tại Mỹ, trong tháng 10, tiêu dùng đã giảm 102,8 tỷ đô la so với tháng 9. Sự sút giảm này lớn bằng một 2,5 lần mức tăng chi tiêu hàng năm của toàn bộ nền kinh tế Ấn Độ. Trung Quốc hay Ấn Độ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực này. 2 quốc gia này đều phải hứng chịu suy giảm kim ngạch xuất khẩu, chính tiền tệ bị thắt chặt làm nguội các hoạt động chi tiêu, nền kinh tế đang hãm đà tăng trưởng, thị trường chứng khoán xuống dốc. Trong tình cảnh này, các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng phục vụ cho tiêu dùng. Nỗi lo mất việc hoặc không kiếm được việc làm càng làm cho hàng hóa tiêu thụ chậm hơn. Tiền bạc được tập trung cho những hàng hóa cơ bản như lương thực, thực phẩm và quần áo thay vì ô tô hay nhà ở. Bất chấp những nỗ lực kích cầu của chính phủ Trung Quốc, tình hình cũng chưa cải thiện là bao. Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ, cũng như Trung Quốc đang chậm lại đáng kể. Xuất khẩu đóng góp vào 20% nền kinh tế Ấn Độ, con số này của Trung Quốc là 30%.
Mặc dù tăng trưởng tiêu dùng của Ấn Độ chỉ là 8-10% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với 30% của năm ngoái, nhưng sức mua của các hàng hóa cơ bản vẫn đang tăng đều. Ông Kishore Biyani, giám đốc điều hành của Future Group, đại gia bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, công ty đang sở hữu thương hiệu Big Bazaar vẫn hết sức lạc quan vào vào thị trường bán lẻ nước này. Thậm chí tập đoàn này đang lên kế hoạch mở rộng kinh doanh.
Zhu và Shetty và rất nhiều người trẻ khác năm ngoái còn khá say sưa với các mặt hàng xa xỉ thì nay sẽ chú trọng nhiều đến những đồ dùng rẻ tiền hơn, thiết yếu hơn. Nhưng dẫu cho tình hình tiêu dùng kém hưng phấn so với năm ngoái thì thị trường bán lẻ Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tiến triển. Tuy nhiên, mức tăng tiêu dùng tại một vài nền kinh tế mới nổi ở châu Á hay các châu lục khác không thể bù đắp nổi sự giảm sút trong tiêu dùng của Mỹ.