Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

1. Cơ chế nhập khẩu (3)

  
Bảo hiểm hàng hải

Hàng hoá xuất, nhập khẩu với Hoa Kỳ dứt khoát phải được mua bảo hiểm hàng hải để tránh mọi rủi ro và tổn thất. Người nhập khẩu Hoa kỳ thường giành quyền mua bảo hiểm cho hàng họ nhập vào Hoa Kỳ. Người xuất khẩu Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mua bảo hiểm giúp người nhập khẩu nước ngoài nếu yêu cầu.

Tại Mỹ có nhiều công ty  bảo hiểm lớn tầm cỡ thế giới. Các công ty bảo hiểm hoạt động thông qua hệ thống các đại lý bảo hiểm với số lượng rất lớn các văn phòng nằm dải khắp các bang của Mỹ và tại nhiều nước trên thế giới, rất thuận lợi cho việc mua bảo hiểm qua điện thoại, fax và Internet. Việc giải quyết các vụ khiếu nại bảo hiểm cũng nhanh chóng và chính xác.

 
Quy chế Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền, nước xuất xứ và kiểm soát nhập khẩu.

+ Nhãn hiệu và  thương hiệu:

Hàng hóa mang nhãn mác (trademark) giả sẽ bi tịch thu và tiêu huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu làm giống, hầu như khó phân biệt so với một nhãn hiệu đã đăng ký. Các nhãn mark (trademark) hoặc sao chép, bắt chước một nhãn mark đã đăng ký bản quyền và lưu ký tại Hải quan có thể bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu (trade names) đã lưu ký (recorded) theo các quy định của Hải quan.

Quyền miễn trừ về nhãn mác đối với hàng hoá mang theo người nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nếu các hàng này là đồ dùng các nhân, không phải dể bán (Luật 19USC 1526(d); 19CFR 148.55).

+ Ghi tên nước xuất xứ:

Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tại một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai, mờ, và tuỳ theo bản chất hàng hoá cho phép, bằng tiếng Anh tên của nước xuất xứ, để cho người mua cuối cùng ở Hoa kỳ biết được tên của nước đã sản xuất ra hàng hoá đó, trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ.

Đối với Hải quan: "Nước (Country)" có nghĩa là một thực thể  chính trị gọi là Quốc gia. Các thuộc địa, vùng lãnh thổ sở hữu, hoặc lãnh thổ bảo hộ nằm bên ngoài biên giới nước mẹ cũng được coi là Nước riêng biệt. "Nước Xuất Xứ (Country of origin)" đơn gian là Nước đã sản xuất hoặc nuôi, trồng sản phẩm đó.

 
Cạnh Tranh Không Công bằng

Section 337 của Taiff Act, sửa đổi, cấm nhập khẩu hàng hoá trong trường hợp Tổng Thống thấy đang hiện hành các biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng. Việc này chủ yếu nhằm vào các hàng hoá có vi phạm bản quyền.

Nếu Internatioan Trade Commision (ITC) qua điều tra thấy có biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá nào đó, ITC sẽ ban hành lệnh cấm và trong vòng 60 ngày Tổng Thống sẽ thông báo việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lênh này. Sau 60 ngày nếu Tổng thống không có hành động gì thì lệnh sẽ có hiệu lực. Trong thời gian 60 ngày hoặc cho đến trước khi có hành động của Tổng Thống, việc nhập khẩu vẫn được phép tiến hành, nhưng phải theo một bảo chứng (bond) riêng biệt. Nếu Tổng thông thấy rằng hàng hoá không vi phạm Section 337, “bond” sẽ được huỷ bỏ.   

- Nhập khẩu hàng có mang tiêu đề, chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, quốc huy, xi (seal) hoặc băng dải của bất kỳ cơ quan nào thuộc Bộ Tài Chính, hoặc tương tư, sẽ bị cấm nhập khẩu, trừ khi cơ quan đó đã uỷ quyền cho phép sử dụng (31U.S.C.333(c).

 
Nhập khẩu hàng có mang tiêu đề

chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, quốc huy, xi (seal) hoặc băng dải của bất kỳ cơ quan nào thuộc Bộ Tài Chính, hoặc tương tư, sẽ bị cấm nhập khẩu, trừ khi cơ quan đó đã uỷ quyền cho phép sử dụng (31U.S.C.333(c).

  
Hàng Gỉa Cổ (Artifact)/Tài Sản Văn Hoá

Việc nhập khẩu các mặt hàng này tuân theo một số luật của Hoa Kỳ, nhất là các đồ vật khảo cổ và ethnological. Ví dụ, luật Hoa Kỳ cấm nhập các điêu khắc sao lại thời trước Columbo và cá đồ vật từ các nước Trung và Nam Châu Mỹ mà không có giấy phép từ một nước thứ ba. Hải quan đã công bố các hạn chế nhập khẩu các đồ vật và hàng gỉa cổ này.

Luật Liên bang cấm nhập bất cứ mặt hàng là tài sản văn hoá bị đánh cắp từ các bảo tàng, các cơ sở tín ngưỡng, hoặc tượng đài công cộng, trong trường hợp này sẽ áp dụng các điều khoản của chống ăn cắp tài sản quốc gia (U.S. National Stolen Property Act). Thông tin thêm về mục này có thể xem www.usia.gov/education/culprop, hoặc US Customs Service Intellectual Property Right Branch.

 
30 mặt hàng dễ dàng nhập khẩu

1. Dụng cụ gia đình

2. Nghệ  thuật. HS 96 Tác phẩm nghệ thuật

3. Chổi lông : HS 96 Hàng công nghiệp khác

4. Li e HS 45 Li e và vật làm bằng li e.

5. Hoa giả: HS 67 Lông vũ, vịt, hoa giấy, tóc giả

6. Máy cắt kim loai: HS 82 Máy cắt

7. Lông giả: HS 43 Lông thú giả

8. Trang sức và đá quý: HS 71 Đồ trang sức, vàng bạc, đá quý

9. Thuỷ tinh : HS 70 Thuỷ tinh và hàng bằng thuỷ tinh

10. Đồ trang sức: HS 71 Đồ trang sức

11. Đồ da: HS 42 Hàng bằng da

12. Da thô : HS 41 Da, lông thú thô

13. Đồ thắp sáng: HS 94 Đồ trang trí phòng ở

14. Va li, túi đựng: HS 42 Bằng da

15. Máy công cụ: HS 84 Máy lớn công nghiệp

16. Kim loai cơ bản: HS 72 –81

17. Nhạc cụ: HS 92 Nhạc cụ

18. Dụng cụ Quang học: HS 90 Công cu quang học, y học, chính xác

19. Giấy và sản phẩm bằng giấy: HS 47-49 Bột giấy, giấy phế thải, giấy in

20. Ngọc trai: HS 71

21. Nhựa và sản phẩm nhựa: HS 39

22. Cao su và sản phẩm bằng cao su: HS 40

23. Yên cương: HS 42 Yên ngựa

24. Hàng thể thao : HS 95 Đồ chơi, thiết bị thể thao

25. Đá và sản phẩm bằng đá: HS 68

26. Gạch lát nền, tường vàg sành sứ: HS 68

27. Máy cầm tay: HS 82 Máy tiện kim loai

28. Ô dù: HS 66

29. Đồ dùng nhà bếp, dụng cụ để nấu ăn: HS 82

30. Giấy dán tường: HS 48

 
17 mặt hàng nhạy cảm khó nhập khẩu

1. Ma tuý HS 30

2. Vật liệu phóng, phát xạ: HS 84

3. Vũ khí đạn dược: HS 93

4. Rượu và đồ uống có rượu: HS 22

5. Sản phẩm sữa: HS 40

6. Gia súc và trứng: HS 02 và 04

7. Thịt: HS 02

8. Đồ chơi: HS 95

9. Động vật sống: HS 01

10. Dệt may: HS 50-63

11. Xe máy: HS 87

12. Phương tiện hàng không : HS 88

13. Thực phẩm chế biến : HS 16, 19, 20 và 21

14. Phương tiện, thiết bị phát sang: HS 84, 85,90 và 92

15. Phân bón : HS 31

16. Sơn và sản phẩm liên quan: HS 32

17. Thuốc nổ, Pháo, vật liệu dễ cháy: HS36