Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phần 3: Cơ chế và chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ

 
1.  Cơ chế nhập khẩu

Các loại biện pháp áp dụng trong hàng rào thương mại Hoa Kỳ

Ngoài các biện pháp về thuế nhập khẩu ra, hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu sau đây:

1. An toàn tiêu dùng

2. Bản quyền

3. Bảo vệ động vật

4. Bảo vệ môi trường

5. Bảo vệ thực vật

6. Bao bì

7. Bệnh tật

8. Cạnh tranh không lành mạnh

9. Cấm nhập khẩu

10. Chống gian lận

11. Chống hối lộ

12. Chống Luật cấm vận

13. Chống phá giá

14. Chống trợ cấp

15. Chất độc hại

16. Cho phép (permit)

17. Chứng chỉ

18. Chứng từ nhập khẩu

19. Chất dễ cháy

20. Dịch bệnh

21. Giám định

22. Gian lận thương mại

23. Giấy phép visa

24. Hàm lượng dinh dưỡng

25. Hàng độc hại

26. Hàng nguy hiểm

27. Hạn chế nhập khẩu

28. Hạn ngạch

29. Lao động cưỡng bức

30. Mác hàng hoá

31. Nhãn hàng hoá

32. Quyền Sở hữu trí tuệ

33. Thực động vật hoang dã

34. Tiêu chuẩn kỹ thuật

35. Vệ sinh dịch tễ

36. Xếp hàng

37. Xuất xứ

  
Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu ban hành theo luật, chỉ thị hoặc công bố bởi cơ quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định.

Phần lớn các quota nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Trưởng Hội đồng Hải quan (Commissioner of Customs) kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.

Chi tiết về quota đối với từng mặt hàng có thể hỏi U.S. Customs Service, Office of Trade Compliance.

Quota nhập khẩu của Mỹ có thể chia thành 2 loai:

+ Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số hượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.

Những hàng hoá sau đây thuộc dạng quản lý hạn ngạch tuyệt đối khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ :

+ Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa

+ Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15, và bơ từ dầu ăn

+ Bơ pha trộn trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo

+ Pho mát, Cheddar thiên nhiên, làm từ sữa chưa thanh trùng (pasteurized) để thời gian chưa quá 9 tháng

+ Sữa khô có chứa 5,5% hoặc ít hơn bơ béo

+ Sữa khô theo HTS 9904.10.15

+ Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 5,5% trọng lượng là bơ béo

+ Chocolate crumb chưa5,5% hoặc ít hơn trọng lượng bơ béo

+ Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chaat này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribean và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Mỹ, theo HTS 9901.00.50

+ Thịt (từ Australia và New Zealand)

+ Sữa và kem, dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua (từ New Zealand)

+ Nến

+ Bông thô

+ Lạc

+ Đường

+ Hàng dệt may

+  Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.

Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại phù hợp vơi luật Trade Agreements Act. Khi hạn ngạch được sủ dụng hết, các hải quan cửa khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ một số tiền thường ước tính đủ để nộp thuế cho só hàng giao quá số lượng.

- 0404.20.20 Sữa và kem

- 1604.16      Anchovies

- 9603           Brooms

- 9901.00.50  Ethyl alcohol

- Chương 20   Oliver

- 2008.30.20  satsuma (mandarin)

- 1604.14.20  Tuna

- 9903.52       Upland cotton

- 9904.70       Wheat (duram and other)      

- Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA: Mexico, Canada

- Một số mặt hàng theo quy định WTO

- Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định US-Israel

 
Quota hàng dệt-may

Hải quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dết, tơ lẫn loai, và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ mốt số nước. Việc kiểm soát quota hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch ủy ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Các thông tin về hạn ngạch dệt may hỏi Commissioner of Customs, hoặc Committee for Implementation of Textile agreements, thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ..

 Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu

Visa dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng một tem/dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Mỹ và ngăn cấm nhấp khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần quota hoặc không cần quota. Ngược lại mặt hàng cần quota có thể cần hoặc không cần visa, từ theo nước xuất xứ.

ELVIS (electronic transmission of visa information): visa điện tử đối với hàng dệt may từ một nước nào đó nhập vào Hoa Kỳ.

Tuỳ theo thoả thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may khi vào Hoa Kỳ phải có textile visa, trừ cat. 300-369, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch.

"Textile visa" tức là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc đóng dấu vào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ nước xuất khẩu thực hiện. Visa có thể áp dụng cho hàng nhập vào theo hạn ngạch hoặc ngoài hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa tuỳ thuộc vào nước xuất sứ được Hoa Kỳ chấp thuận theo một Visa Ageement ký với từng nước. Hàng từ các nước chưa có Visa Agreement không cần có Visa nhưng sẽ được tính theo hạn ngạch phù hợp.

Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập vào Hoa Kỳ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn (close) trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Hoa Kỳ), thì người nhập khẩu ở Hoa Kỳ cũng không được làm thủ tục nhận hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại.