Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4. Hiệp định thương mại song và đa phương

  
Hiệp định về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại –GATT được ký kết năm 1947 và liên tục được sửa đổi bổ xung bằng nhiều vong đàm phán giữa các nước thành viên cùng với sự gia nhập của các thành viên mới và với vòng đàm phán gần đây nhất- Uruquay- sau nhiều năm kéo dài đã kết thúc với việc ký hàng loạt các hiệp định vào năm 1994 và thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Hiện nay WTO có 140 nước thành viên (tính đến 30/11/2000) và hàng chục nước đang trong quá trình gia nhập, trong đó có Việt nam.

Một nguyên tắc cơ bản của WTO là nguyên tắc áp dụng quy chế tối huệ quốc giữa các nước thành viên với nhau. Ví dụ: một nước sẽ áp dụng một mức thuế  (và các chính sách liên quan) cho cùng một mặt hàng nhập từ tất cả các thành viên của WTO.

Các hiệp định của WTO liên quan đến các lĩnh vực sau:

-   Nông sản

-  Áp dụng các biện pháp về sinh dịch tễ

-  Hàng dệt may

-  Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

-  Thực hiện điều VI của GATT 94 về bán phá giá

-  Thực hiện điều VII của GATT 94 về định giá hải quan

-  Giám định trước khi giao hàng

-  Quy tắc xuất xứ

-  Thủ tục cấp phép nhạp khẩu

-  Trợ cấp và các thuế đối kháng

-  Các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngành công nghiệp bị ảnh hưởng

-  Thương mại dịch vụ

-  Các khía cạnh thương mại của vấn đề sở hữu trí tuệ

-  Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

-  Quy tắc và luật lệ xử lý tranh chấp

-  Cơ chế rà soát chính sách thương mại

-  Các hiệp định đa phương về thương mại trong cac slĩnh vực hàng không dân dụng, mua sắm chính phủ, sản phẩm sữa, thịt

-  Ngoài ra có hàng loạt các cam kết cấp bộ trưởng, bản tuyên bố chung, các cam kết về vấn đề tài chính, cũng như danh mục các cam kết của các nước về các vấn đề liên quan.

Một đặc điểm của WTO là tiếp tục hoặc bắt đầu giải quyết những vấn đề mới phát sinh phát sinh trong thương mại quốc tế ví dụ như thương mại dịch vụ càng ngày càng được quan tâm xử lý nhiều hơn, bởi vì trong hơn 40 năm hoạt động của GATT, vấn đề thương mại hàng hoá đã được đàm phán và xử lý tương đối nề nếp, hiện nay chủ yếu đi vào chi tiết, còn các lĩnh vực dịch vụ thì mới được quan tâm cụ thể hơn hoặc nhiều loai hình dịch vụ mới bắt đầu phát triển và chính sách của các nước hết sức khác nhau.

Như trên đã nêu, mỗi công ty cần quan tâm đi sâu nghiên cứu chính sách đối với mặt hàng mà mình kinh doanh trong tổng thể chính sách chung của các nước, của WTO, cụ thể như chính sách giảm thuế, và các biện pháp phi thuế để có chiến thuật và chiến lược phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn.

  
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á -Thái bình dương APEC.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á -Thái bình dương APEC được thành lập năm 1989, đến nay đã có 21 thành viên. Việt nam trở thành thành viên chính thức của APEC từ năm 1998. Các nước châu á-Thái bình dương nằm xung quanh Thái bình dương là một khu vực phát triển đầy năng động và chiếm tới 43.8% tổng thương mại toàn thế giới và 21 nước thành viên có tông sản phẩm quốc nội đạt 18 ức USD.

APEC áp dụng các nguyên tắc và luật lệ của WTO, giống như một WTO thu nhỏ cho khu vực, nhưng hoạt động của APEC thì không áp dụng khuôn mẫu WTO mà có tính chất như một diễn đàn theo đúng tên gọi của nó, mang tính linh hoạt, tự nguyện hơn nên việc Việt nam gia nhập APEC dễ dàng thuận lợi hơn và  nơi đây như một nơi diễn tập để trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiện APEC cũng mang nặng tính khu vực và cũng là nơi thử nghiệm những chính sách, khuyến nghị của các nước để áp dụng trong khu vực trước và sẽ đưa ra áp dụng trong WTO. Vì vậy APEC như một cỗ máy bổ xung và tương tác với WTO làm cho hệ thống thương mại toàn cầu được linh hoạt và tương tác để hướng tới hoàn thiện hơn. APEC không chỉ hướng tới tự do hoá thương mại trong một khu vực lớn hơn, mở rộng hơn, tiến tới WTO mà chính trong APEC cũng đang diễn ra một quá trình gia tăng các quan hệ song phương dựa trên các đàm phán và ký kết một số hiệp định tự do thương maị song phương giữa một số nước thành viên APEC  (hiện nay có tới 8 trong số 21 thành viên đang đàm phán hoặc đã ký hiệp định tư do thương mại song phương với  nhau). Đây không phải  xu hướng đi ngược lại  toàn cầu hoá mà là một sự tự điều chỉnh lại trong một thời gian của các nước trên thế giới.

Nguyên tắc cơ bản là dựa trên cơ sở các thoả thuận trong WTO các nước đưa ra chương trình tự do hoá thương mại cho khu vực theo công thức WTO + (cộng thêm).

  
Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ NAFTA

Sau khi Mỹ và Canada ký hiệp định thương mại tự do được mấy năm thì hai nước này cùng với Mexico ký Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ NAFTA (năm 1992). Hiệp định nhằm tăng cường buôn bán và đầu tư giữa 3 nước, bằng cách gỡ bỏ dần hàng rào quan thuế và phi quan thuế. Ngay từ đầu 3 nước đã giảm thuế xuống 0% đối với một số mặt hàng và nêu lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng khác (tối đa 15 năm cho những mặt hàng nhạy cảm nhất).

Một nhân tố quan trọng của thực hiện hiệp định là nguyên tắc xuất xứ NAFTA, khá phức tạp để xác định thế nào là một mặt hàng thực sự có xuất xứ của một hay 3 nước cùng tham gia sản xuất ra nó. Những nguyên tắc này càng phức tạp đối với hàng dệt. Nguyên tắc cơ bản là yarn-forward (liên tục từ sợi trở đi) tức là về cơ bản, một mặt hàng phải được sản xuất từ khâu kéo sợi trở đi trong các nước NAFTA  thì mới được gọi là xuất xứ của NAFTA.

Nhà xuất khẩu muốn được hưởng mức thuế của NAFTA thì phải điền một giấy  chứng nhận xuất xứ NAFTA. Trong mẫu này có 6 tiêu chí để được công nhận là hàng xuất xứ NAFTA. Ngoài ra cũng có những quy định đặc biệt về ký mã hiệu nước xuất xứ của các nước NAFTA.

Hiệp định này cũng điều chỉnh hàng loạt các vấn đề khác như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp. Có một số hiệp định bổ xung về tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay đang diễn ra trên thế giới, vẫn có một xu hướng phát triển các hiệp định  song phương tự do thương mại.

Giữa Hoa kỳ và Ixrael có Hiệp định thương mại tự do được ký từ năm 1985 đã tạo tiền đề phát triển mạnh về đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Từ tháng 11/2000, HK và Singapore đang gấp rút đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương giữa hai nước, dự kiến đến giữa tháng 12/2000 sẽ ký, nhưng vì một số lý do nên việc đàm phán ngừng lại và sẽ được tiếp tục trong năm nay.