Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Luật về Bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ
trong các hiệp định thương mại và trả đũa đối với một số thực tiễn thương mại của nước ngoài: phần 301-310 của Luật Thương mại 1974 và các luật sau đó.
Chương 1, phần III (301-310) của luật này quy định quyền hạn và thủ tục tiến hành. Luật HD thương mại 1979 (phần IX) bổ xung thêm : 1- trao quyền đặc biệt trả đũa đối với hành động của nước ngoài không phù hợp hoặc ảnh hưởng quyền lợi của HK theo các HD TM, 2- định hạn giới thời gian đối với thủ tục điều tra và hành động đối với khiếu tố. Một số phần bổ xung trong phần 304, 307 của Luật thuế quan và thương mại 1984 đối với yêu cầu về xuất khẩu của nước ngoài.
Luật OTCA 1988 nêu chung mục 301 và bổ xung super 301 để đối phó với một số trường hợp và một số nước ưu tiên giải quyết; phần special 301 để đối phó với các vấn đề bản quyền tác giả, phát minh sáng chế ưu tiên giải quyết.
Theo các quy định này, USTR , DOC và ITC là những cơ quan chính thực hiện bảo vệ quyền lợi của HK trong cac lĩnh vực này.
Luật Nhập khẩu từ một nước cộng sản làm rối loạn thị trường
Phần 406 Luật thưong mại 1974 quy định việc trả đũa đối với nhập khẩu từ một nước cộng sản làm rối loạn thị trường. Quy định này áp dụng cho bất cứ nước cộng sản nào đang hoặc mới được đối xử MFN vì sự lo ngại những biện pháp trừng phạt thông thường đối với thực tiễn thương mại bất lợi trên đây đã xem xét không đủ để đối phó với dòng nhập khẩu lớn, nhanh và bất ngờ do chính phủ các nước cộng sản kiểm soát giá cả và quy trình phân phối.
ITC tiến hành điều tra và trong vòng 3 tháng phải có kết quả đề nghị Tổng thống giải quyết bằng tăng thuế hoặc hạn chế số lượng để tránh rối loạn thị trường. Trong vòng 60 ngày, Tổng thống phải trình Nghị việc quyết định của mình. Trong vòng 15 ngaỳ sau thì biện pháp khắc phục phải được đưa ra áp dụng, ngoại trừ Tổng thống quyết định đàm phán hiệp định thu xếp thị trường có trật tự và sẽ có thời hạn thêm 60 ngày nữa để làm việc này. Biện pháp có hiệu lực tối đa 5 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa.
Luật điều tiết thương mại nông sản và dệt may.
Các cơ quan quyền lực hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt may.
Luật nông nghiệp –LNN- năm 1956, phần 204 và các sửa đổi bổ xung sau đó của các luật lệ khác trao quyền cho Tổng thống đàm phán Hiệp định với chính phủ nước ngoài hạn chế xuất khẩu nông sản hoặc hàng dệt của họ vào Hoa Kỳ. Tổng thống cũng đưa ra các sắc lệnh liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm này theo các hiệp định quốc tế ký theo phần này. Hơn nữa, nếu một hiệp định quốc tế về một loai hàng được nhiều nước ký chiếm tỷ lệ thị phần cao về loai hàng đó trên tổng buôn bán toàn thế giới của loai hàng đó thì Tổng thống có thể ra sắc lệnh đối với việc nhập khẩu hàng hoá đó cho những nước không tham gia hiệp định quốc tế này, hoặc với những nước mà HK không áp dụng hiệp định này.
Hoa Kỳ dựa trên Hiệp định đa sợi (MFA) của WTO và Điều khoản 204 trên để đàm phán các hiệp định hàng dệt với các nưóc xuất khẩu hàng dệt may vào HK.
Hiệp định song phương về hàng dệt thường tính các đơn vị hạn ngạch bằng m2 (SME). Một số HD song phương còn yêu cầu nước XK thành lập hệ thống kiểm tra xuất khẩu để giám sát việc thực hiện HD.
Luật hạn chế nhập khẩu vì cân bằng cán cân thanh toán
Phần 122 Luật Thương mại 1974 dành quyền cho Tổng thống tăng hoặc giảm các hạn chế nhập khẩu để đối phó với vấn đề cán cân thanh toán (BOP).
Phần này yêu cầu việc áp dụng phải trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Nghị viện có quyền gia hạn các hạn chế này và Tổng thống có quyền sửa đổi, ngừng hoặc kết thúc hạn chế này. Trên thực tế Mỹ ít áp dụng biện pháp BOP và trong Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ, các bên không đưa ra cam kết gì về việc áp dụng điều khoản này.
Luật về tiêu chuẩn kỹ thuật
Chính sách của HK về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của vòng đàm phán Uruguay cùng với Luật áp dụng các hiệp định của WTO và chương 9 của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật áp dụng hiệp định này.
Điều 2, Mục 6.B. trong Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ quy định về vấn đề này.
Luật về mua sắm chính phủ.
Chính sách của Hk về mua sắm chính phủ các loai hàng và dịch vụ ngoại được dựa trên cơ sở Luật Mua hàng HK 1933 và Hiệp định đa phương về Mua sắm chính phủ của WTO 1994 và phần III của Luật hiệp định thương mại 1979. Luật Mua hàng HK 1988 –mục VII của OTCA 1988 quy định các tiêu chuẩn và thủ tục để cấm mua hàng và dịch vụ từ các nước có chính sách phân biệt đối xử với hàng hoá và dịch vụ của HK. Ngoài ra có các điều khoản riêng và luật lệ khác áp dụng nhiều hạn chế hơn về việc phải mua hàng HK đối với những hình thức mua sắm cụ thể.
Luật mua hàng Hoa Kỳ
Luật Mua hàng HK năm 1933 được thực hiện bởi các nghị định chính phủ 10582 và 11051, yêu cầu chính phủ HK phải mua hàng và dịch vụ của HK ngoại trừ trường hợp người đứng đầu cơ quan mua sắm cho rằng giá của nhà cung cấp nội địa không hợp lý hoặc việc mua sắm đó không phục vụ lợi ích công cộng của HK.
Theo luật thì định nghía hàng HK là hàng được sản xuất chủ yếu tại HK từ các nguyên liệu, sản phẩm hoặc vật tư được khai thác, sản xuất hoặc chế tạo ở HK. “Chủ yếu “ được xác định là hơn 50% trị giá của sản phẩm được tạo ra ở HK.
Nghị định chính phủ 10582 năm 1954 nêu rõ,nếu giá hàng/dịch vụ của nhà cung cấp nội địa cao 6% hoặc hơn nữa đối với giá của nước ngoài thì bị coi là không hợp lý và có thể mua sản phẩm nước ngoài. Bộ quốc phòng HK áp dụng sự chênh lệch là 50% từ năm 1962. Đối với vùng kém phát triển, thừa nhân lực (do Bộ lao động xác định) thì cho phép chênh lệch tới 12%.
Luật kiểm soát xuất khẩu
Nghị viện uỷ quyền cho Tổng thống kiểm soát việc xuất khẩu của nhiều loai sản phẩm. Có 3 loai chương trình kiểm soát xuất khẩu quan trọng nhất là: xuát khẩu sản phảm và công gnhệ hạt nhân, hàng hoá và dịch vụ quân sự, hàng hoá và công nghệ lưỡng dụng-dân sự và quân sự. Theo mỗi chương trình có các loai giấy phép-visa- xuất khẩu khác nhau được áp dụng.
Những hàng hoá bị kiểm soát se đưa vào danh sách CCL (Commodity Control List) phải được Bộ Thương mại cấp giấy phép mới được xuất khẩu.
Các hàng hoá bị kiểm soát nhẹ hơn thì đưa vào danh mục OGL- Open General license người xuất khẩu sẽ tự mình đánh dấu vào tờ khai xuất khẩu là hàng”G-DEST”general Destinartion không phải xin giấy phép.
Uỷ ban kiểm soát hạt nhân cấp giấy phép cho nguyên liệu và công nghệ hạt nhân theo Luật về năng lượng nguyên tử. Bộ ngoại giao phụ trách cấp phép xuât khẩu hàng và dịch vụ quan sự và duy trì danh sách kiểm soát vũ khí theo Luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Hầu hết các hàng hoá thương mại và dữ liệu kỹ thuật được cấp giấy phép do Ban quản lý xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com