Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Nghị viện
Theo Hiến pháp Hoa kỳ, Nghị viện có quyền điều hành ngoại thương và đề ra mức thuế và thu thuế quan. Do đó, mọi hiệp định thương mại, chương trình áp dụng mức thuế và các hạn chế nhập khẩu khác được dựa theo và quy định bởi những luật lệ và quyền hạn nhất định do Nghị viện trao cho. Nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện đúng đắn những luật lệ và quyền hạn này, phù hợp với ý định của lập pháp, Nghị viện đã đưa ra rất nhiều yêu cầu pháp lý trong các luật thương mại để hạn chế trong việc áp dụng nhằm đảm bảo tính bao quát của Nghị viện đối với việc thực hiện và Nghị viện có thể kịp thời đưa ra các thay đổi cần thiết cho các luật thương mại.
Cụ thể như việc Nghị viện dành quyền thường kỳ cho Tổng thống thương thuyết các thay đổi về thuế quan trong các hiệp định thương mại với các hạn chế về quy mô và thời gian áp dụng, và việc sử dụng quyền hạn này phụ thuộc vào một số quy trình chuẩn bị đàm phán để bảo hộ trong nước. Mặt khác, Nghị viện đã dành quyền cho các cơ quan liên bang tiến hành các luật và chương trình nhất định, ví dụ như luật bồi thường thương mại hoặc trợ giúp điều chỉnh thương mại, theo những hướng dẫn nhất định và phụ thuộc vào việc giám sát của Nghị viện.
Các cơ quan về kinh tế và thương mại của Nhà Trắng:
a-Ban cố vấn kinh tế.
Gồm các thành viên do TTg chỉ định.
b- Ban Kinh tế Quốc gia:
Thành lập năm 1993 theo Quyết định của Tổng thống; Ban do Tổng thống trực tiếp làm chủ tịch.
Ban có nhiệm vụ:
- Phối hợp quy trình lập chính sách kinh tế giữa các vấn đề kinh tế trong nước và quốc tế;
- Phối hợp cố vấn về kinh tế cho Tổng thống;
- Đảm bảo các chương trình kinh tế vcà các quyết định chính sách kinh tế phù hợp với các mục tiêu kinh tế của Tổng thống đề ra, và đảm bảo các mục tiêu này được tuân thủ một cách có hiệu quả;
- Đôn đốc việc thực hiện chương trình nghị sự về chính sách kinh tế của Tổng thống.
c- Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa kỳ-USTR:
Chính sách thương mại là một nhân tố cơ bản trong chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Hoa kỳ. Một quyết định tăng, giảm thuế quan, áp dụng quota nhập khẩu hoặc bất cứ một biện pháp thương mại nào khác cũng ảnh hưởng đến lợi ích trong nước và của nước ngoài. Vì tính chất ảnh hưởng sâu rộng của các biện pháp thương mại nên có nhiều cơ quan chính phủ có vai trò trong việc họach định chính sách. Hàng loạt các cơ chế điều phối cơ quan liên bộ/ngành đã được áp dụng để điều hoà và giải quyết các quan điểm, quyền lợi xung đột lẫn nhau để đưa ra một chính sách thương mại quốc qia nhất quán và cân bằng .
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã là người chủ trì khởi xướng và điều phối chính sách kinh tế đối ngoại cho đến cuối những năm 50. Bộ trưởng Ngoại giao kiêm chủ tịch cơ quan liên ngành: Uỷ ban Hiệp định Thương mại, bao gồm 4 cơ quan: các bộ Ngoại giao, Nông nghiệp, Thương mại, tài chính, và Uỷ ban thuế quan, Cục điều chỉnh Nông nghiệp, Cục phục hồi quốc gia, Văn phòng cố vấn đặc biệt cho Tổng thống về ngoại thương.
Điều luật khuyếch trương thương mại năm 1962 Nghị viện đã uỷ quyền cho Tổng thống thành lập một cơ quan liên ngành mới để thực hiện các chức năng chính sách thưong mại. Uỷ ban Chính sách Thương mại (TPC) đã thay thế Uỷ ban Hiệp định thương mại vào năm 1975. TPC còn có 2 tiểu ban: Tiểu ban rà soát chính sách thương mại (TPRG) và Tiểu ban Nhân lực Chính sách thương mại (TPSC).
Năm 1988, điều luật cạnh tranh và thương mại đã quy định USTR là chủ tịch Uỷ ban và uỷ quyền USTR mời các cơ quan khác đến họp khi cần thiết. Chức năng của cơ quan này là: hỗ trợ và khuyến nghị Tổng thốngtrong việc thực hiện các chức năng của mình theo luật thương mại, việc phát triển và thực hiện mục tiêu của chính sách thương mại và cố vấn cho USTR trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Đạo luật Khuếch trương thương mại 1962, phần 241 thành lập Cơ quan Đại diện Đặc biệt Đàm phán Thương mại (STR) dến năm 1979 tổ chức lại thành Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa kỳ (USTR).
Năm 1988, điều luật cạnh tranh và thương mại (phần 1601) bổ xung chi tiết quyền hạn và trách nhiệm của USTR như sau:
1- có quyền hạn trên hết về hoạch định và phối hợp thực hiện chính sách thương mại quốc tế HK;
2- là cố vấn chính của Tổng thống về thương mại quốc tế, kể cả khuyến nghị về ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế của các nước khác đối với thương mại quốc tế;
3- có trách nhiệm lãnh đạo và đứng đầu đàm phán thương mại quốc tế, bao gồm về hàng hoá và đầu tư trực tiếp;
4- phối hợp chính sách thương mại với các cơ quan khác;
5- hành động như người phát ngôn chính về kinh tế đối ngoại của Tổng thống;
6- báo cáo và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thống và Nghị việ về điều hành các chương trình hiệp định thương mại. Bao gồm cố vấn về các biện pháp phi thuế, các hiệp định về hàng hoá quốc tế, và các vấn đề khác liên quan đến chương trình hiệp định thương mại và
7- là chủ tịch của Uỷ ban Chính sách thương mại.
Ngoài ra USTR cũng là đại diện cấp cao nhất ở bất cứ cơ quan nào do Tổng thống lập ra để cố vấn cho Tổng thống về chính sách kinh tế chung mà có liên quan nhiều đến thương mại quốc tếvà USTR sẽ phải tham gia vào tất cả các hội nghị thượng đỉnh và cấp cao về kinh tế.
Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa kỳ-USTR có trách nhiệm phát triển và phối hợp chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách sản phẩm và chính sách đầu tư, và chỉ đạo, hướng dẫn hoặc trực tiếp đàm phán với các nước về những vấn đề trên.
Đại diện Thương mại HK (ĐDTM-còn gọi là đại sứ- và dùng để gọi đại sứ cũng như để chỉ cơ quan ĐDTMHK) là thành viên nội các chính phủ và hoạt động như là nhà cố vấn, nhà đàm phán và nhà phát ngôn chính về kinh tế cho Tổng thống về các vấn đề thương mại và các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại. Thông qua cơ cấu liên ngành, USTR phối hợp chính sách thương mại, giải quyết các bất đồng giữa các ngành, dự thảo các quyết định của Tổng thống.
Cơ quan DDTM HK -USTRphối hợp chính sách liên ngành thông qua Ban công tác rà soát chính sách thương mại (TPRG) va Uỷ ban nhân sự chính sách thương mại (TPSC). USTR trực tiếp chủ toạ và điều hành hai ban này. Hai ban này bao gồm 17 bộ/ngành của HK, tạo thành cơ chế tiểu nội các (nội các thu nhỏ) để hoạch định và phối hợp chính sách của Chính phủ HK về thương mại quốc tế và các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại.
+TPSC là hoạt động tuyến đầu, gồm đại diện của cấp quan chức trung cấp. Có hơn 60 tiểu ban trực thuộc hỗ trợ cho TPSC và chịu trách nhiệm về những lĩnh vực cụ thể, chuyên môn hoá và những nhóm công tác đột xuất. Nếu trong nội bộ TPSC không đạt được thoả thuận thì /hoặc một vấn đề chính sách quan trọng nào đó sẽ phải đưa ra cho TPRG (Phó đại diện TM/ cấp thứ trưởng) quyết định.
+Cấp cuối cùng của quan hệ liên ngành là Uỷ ban kinh tế quốc gia (NEC) do Tổng thống HK chủ trì. Ban lãnh đạo gồm các Phó chủ tịch của NEC sẽ xem xét các chương trình nghị sự của TPRG hoặc các vấn đề thương mại đặc biệt quan trọng và trái ngược nhau.
- Đại sứ đồng thời là Phó chủ tịch của Tập đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), là thành viên ( không có quyền biểu quyết) của Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và là thành viên của Ban cố vấn quốc gia về chính sách tiên tệ và tài chính quốc tế. Có những lĩnh vực không trực tiếp do USTR chỉ đạo nhưng luôn được nhân viên của USTR theo dõi chặt chẽ, đó là: các chính sách tài trợ xuất khẩu, quản lý xuất khẩu, cho vay ngân hàng phát triển đa phương, hải sản thế giới, hàng không và hàng hải.
USTR cũng phụ trách GSP và chương 301 về những khiếu nại đối với thực tế thương mại không bình đẳng của nước ngoài, cũng như chương 307 và các trường hợp giải toả nhập khẩu theo chương 201. Bộ luật thương mại 1988 chuyển quyền cho USTR áp dụng quyền lực theo 301, phụ thuộc chỉ thị của Tổng thống.
- Khu vực kinh tế tư nhân (đối với HK thường dùng để chỉ khối doanh nghiệp để phân biệt với các cơ quan của chính phủ) đóng vai trò ngày càng tăng trong đàm phán thông qua cơ chế các uỷ ban cố vấn. Quy trình cố vấn này đặc biệt thành công trong quá trình đàm phán NAFTA, Uruguay, Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ, APEC. Nghị viện HK thông qua quy chế này trong Luật hiệp định thương mại 1979. Chức năng của các uỷ ban này được mở rộng với việc tư vấn về hiệp định đàm phán đa phương, trong việc hoạch định và thực hiện chính sách thương mại tổng thể của HK , và đưa ra các ưu tiên để thực hiện chính sách đó.
Những mục tiêu hàng đầu của hệ thống cố vấn của khối doanh nghiệp là : tư vấn với chính phủ về đàm phán hiệp định thương mại, hỗ trợ việc thực hiên nghiêm chỉnh hiệp định, cung cấp thông tin, dữ liệu để hoạch định chính sách thương mại của HK. Cơ chế cố vấn bao gồm hang loạt uỷ ban với các chức năng khác nhau. Uỷ ban cố vấn về Đàm phán và chính sách thương mại (ACTPN) la một uỷ ban do đích thân Tổng thống chỉ định, gồm 45 thành viên từ các ngành của nền kinh tế HK có lợi ích trên thị trường quốc tế. Chức năng của Uỷ ban này là đưa ra chỉ dẫn tổng thể về các vấn đề thương mại.
Mức tiếp theo là các uỷ ban về cố vấn chính sách của các lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, nông nghiệp, lao động, quốc phòng, dịch vụ, đầu tư, môi trường và các vấn đề liên chính phủ. Có các uỷ ban kỹ thuật, chức năng, bao gồm các chuyên gia từ các ngành tương ứng.
Trong Luật thương mại 1974 . Nghị viện đã mở rộng quyền lực và quan hệ tư vấn, tham vấn và giám sát với USTR.Trong Luật hiệp định thương mại 1988 Nghị viện còn mở rộng hơn nữa quyền lãnh đạo của USTR trong việc hoạch định và phối hợp chính sách thương mại và phục vụ Tổng thống với vai trò người cố vấn chính. Nghị viện có 5 người từ mỗi viện được chỉ định là cố vấn chính thức của Nghị viện về chính sách thương mại, và có thể bổ xung thêm nghị sĩ lám cố vấn cho những vấn đề cụ thể của đàm phán. Liên lạc giữa USTR và Nghị viện rất thường xuyên và chặt chẽ.
Cơ quan USTR có văn phòng tại Thủ đô Washington và Geneva (Thuỵ sĩ).
Cơ quan này có 4 mảng công việc chính:
- Đàm phán song phương:
+ Bắc bán cầu:(Canada, Mexico và Nam Mỹ)
+ Châu Âu và Địa Trung hải;
+ Nhật và Trung quốc;
+ Châu á và Thái bình dương (trong đó có Việt nam)
+ Châu Phi.
- Đàm phán đa phương:
+ APEC
+ WTO
+ GSP và UNCTAD
- Hoạt động ngành:
+ Chính sách tài chính và đầu tư;
+ Các vấn đề công gnhiệp;
+ Các vấn đề nông nghiệp;
+ Dệt may;
+ Môi trường và tài nguyên;
+ Dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
- Hỗ trợ chung:
+ Cố vấn chung;
+ Các vấn đề liên quan đến nghị viện;
+ Các vấn đề liên quan đến công luận/truyền thông;
+ Các vấn đề kinh tế;
+ Phối hợp và phát triển chính sách;
+ Dịch vụ hành chính.
Cơ quan đại diện USTR tại Geneva phụ trách các vấn đề WTO, Hiệp định phi thuế, chính sách hàng hoá và HTS. Đặc biệt quan tâm là vấn đề hàng dệt may do một nhân viên được bổ nhiệm là Đại diện Thương mại HK tại Cơ quan Giám sát Hiệp định hàng dệt may. Một Phó chủ tịch của USTR phụ trách Cơ quan đại diện tại Geneva và là Đại sứ HK tại WTO và UNCTAD về các vấn đề thương mại.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com