Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tp.HCM xử lý biến động giá trong 24 giờ

UBND Tp.HCM vừa quy định các cơ quan quản lý phải xử lý biến động giá trong vòng 24 giờ. Trong ảnh là cảnh người dân tranh nhau mua gạo ở một siêu thị tại Tp.HCM trong cơn sốt gạo hồi năm 2008 - Ảnh: Hữu Thắng.

UBND Tp.HCM đã đề ra quy chế xử lý biến động thị trường bất thường trên địa bàn thành phố.

Theo đó, khi có biến động bất thường về giá, các cơ quan quản lý phải phối hợp xử lý chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện được.

Theo một văn bản UBND Tp.HCM vừa gửi cho Chính phủ và một số bộ ngành, quy chế này được ban hành với mục đích tránh những lúng túng trong việc bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa (chỉ tính các mặt hàng thiết yếu theo quy định), gây ra những xáo trộn không cần thiết, ảnh hưởng đến cung- cầu thị trường và đời sống người dân.

Theo đó, khi giá bán lẻ trên thị trường tăng hoặc giảm bình quân 15% trở lên so với mức giá trên thị trường trước khi có biến động trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục vì các lý do khác nhau thì lãnh đạo các cơ quan đơn vị phát hiện sự việc phải nắm được diễn biến, rà soát tình hình và xác định mặt hàng, điểm xuất phát, phạm vi lan tỏa của biến động, báo ngay về UBND quận, huyện nơi xảy ra biến động hoặc cấp trên trực tiếp, chậm nhất là 24 giờ kể từ khi phát hiện.

Các cơ quan tiếp nhận phải báo cáo  lên Thường trực Ban chỉ đạo thành phố chậm nhất trong vòng 12 giờ, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý và thực hiện bình ổn.

Quy chế này cũng thông tin về một số biện pháp mà Tp.HCM sẽ áp dụng để điều hòa cung- cầu, dịch vụ, hàng hóa. Ví dụ như quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã đưa ra và yêu cầu quay lại mức giá trước khi có biến động. Cơ quan chức năng cũng có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

 

(Theo TBKTSG)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhãn lồng Hưng Yên có sang được Mỹ?
  • Phát triển thị trường nội địa: Trầy trật vì vướng VAT
  • Xúc tiến thương mại là cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thế giới
  • Dự báo về hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới
  • Khủng hoảng tài chính khiến thế giới sao nhãng vấn đề an ninh lương thực
  • IMF: Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam tốt
  • Cam kết về mở cửa thị trường phân phối - Đã và đang bị phá vỡ?
  • Thiếu thị trường- nỗi lo của doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo