Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Trong đó, nhập khẩu là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%. Như vậy, nhập siêu năm nay bằng khoảng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 khoảng 28,5%).

Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD).
 
Số liệu cho thấy, hoạt động xuất khẩu có chiều hướng tăng trong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn đem về từ tái xuất vàng (2,287 tỷ USD), tuy nhiên sau đó, xuất khẩu lại sụt giảm khoảng 20% trong tháng 4, để rồi tăng dần đến cuối năm, đan xen bằng những tháng giảm kim ngạch.
 
Về nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục 7 tháng đầu năm, sau đó giảm khoảng 8% trong tháng 8, tiếp tục tăng trong 3 tháng sau đó, trước khi điều chỉnh nhẹ trong tháng cuối cùng của năm.
 
Đáng chú ý, trong 3 tháng gần đây cán cân thương mại đã có sự đổi chiều ngoại mục. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trước đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11/2009.
 
Nhìn vào từng mặt hàng xuất nhập khẩu, tình hình không có biến động lớn.

Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, so với thực hiện năm 2008, chỉ có dầu thô giảm về lượng (âm 2,4%) do đã dành hơn 2 triệu tấn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các mặt hàng còn lại đều tăng. Tuy nhiên, do giá giảm mạnh nên kim ngạch đa số các mặt hàng đều giảm so với năm 2008 (chỉ có 8 mặt hàng tăng).
 
Tương tự, trong 27 mặt hàng nhập khẩu, đa số tăng về lượng (chỉ có 3 mặt hàng giảm), nhưng số mặt hàng tăng về giá trị cũng không nhiều (9 mặt hàng).

Như vậy, kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này.
 
Số liệu xuất khẩu tháng 12 và năm 2009
 
Đơn vị: 1000 Tấn, triệu USD
 
 
Ước tính tháng 12 năm 2009
Ước tính năm 2009
% tăng, giảm 2009 so với 2008
 
 
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
 
Tổng trị giá
 
5250
 
56584
 
-9.7
 
Khu vực KT trong nước
 
2457
 
26730
 
-5.1
 
Khu vực có vốn ĐTTTNN
  
 
 
 
 
 
Kể cả dầu thô
 
2793
 
29854
 
-13.5
 
Trừ dầu thô
 
2350
 
23644
 
-2.2
 
 Mặt hàng chủ yếu
    
 
 
 
Thủy sản
 
330
 
4207
 
-6.7
 
Rau quả
 
40
 
431
 
6.1
 
Hạt điều
16
87
177
849
7.2
-6.8
 
Cà phê
130
182
1168
1710
10.2
-19.0
 
Chè
11
17
133
178
27.3
21.3
 
Hạt tiêu
10
33
137
356
51.3
14.3
 
Gạo
350
168
5947
2662
25.4
-8.0
 
Sắn và sản phẩm của sắn
 
36
 
556
 
52.8
 
Than đá
2600
143
25139
1326
29.9
-4.5
 
Dầu thô 
756
443
13416
6210
-2.4
-40.0
 
Xăng dầu
130
85
1698
854
41.7
-11.6
 
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
 
40
 
358
 
4.0
 
Sản phẩm từ chất dẻo
 
75
 
802
 
-12.9
 
Cao su
85
170
726
1199
10.3
-25.2
 
Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù
 
65
 
721
 
-13.4
 
Sản phẩm mây tre, cói, thảm
 
20
 
179
 
-20.5
 
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
280
 
2550
 
-9.9
 
Dệt, may
 
820
 
9004
 
-1.3
 
Giày dép
 
420
 
4015
 
-15.8
 
Sản phẩm gốm sứ
 
28
 
261
 
-24.0
 
Đá quý, KL quý  và sản phẩm
 
20
 
2723
 
243.1
 
Điện tử, máy tính
 
280
 
2774
 
5.1
 
Máy móc, thiết bị, dụng cụ PT
 
235
 
2028
 
9.1
 
Dây điện và cáp điện
 
110
 
879
 
-12.2
 
Phương tiện vận tải và phụ tùng
 
75
 
922
 
-16.1
 
 
Số liệu nhập khẩu năm 2009 
Đơn vị: 1000 Tấn, triệu USD
 

 
Ước tính tháng 12 năm 2009
Ước tính năm 2009
% tăng, giảm 2009 so với 2008
 
 
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
 
Tổng trị giá
 
6550
 
68830
 
-14.7
 
Khu vực KT trong nước
 
4150
 
43957
 
-16.8
 
Khu vực có vốn ĐTTTNN
 
2400
 
24873
 
-10.8
 
 Mặt hàng chủ yếu
    
 
 
 
Thuỷ sản
 
25
 
280
 
-8.5
 
Sữa và sản phẩm sữa
 
55
 
514
 
-5.2
 
Rau quả
 
30
 
285
 
38.6
 
Lúa mỳ
30
8
1260
317
79.8
8.3
 
Dầu mỡ động thực vật
 
55
 
506
 
-23.9
 
Thức ăn gia súc và NPL
 
110
 
1723
 
-1.4
 
Xăng dầu
730
444
12512
6159
-3.5
-43.8
 
Khí đốt hóa lỏng
50
42
753
422
11.5
-24.9
 
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
 
55
 
532
 
-1.8
 
Hóa chất
 
130
 
1598
 
-10.0
 
Sản phẩm hoá chất
 
160
 
1555
 
-3.1
 
Tân dược
 
120
 
1098
 
27.0
 
Phân bón
350
115
4306
1349
41.9
-8.4
 
Thuốc trừ sâu
 
55
 
483
 
1.9
 
Chất dẻo
200
288
2204
2823
25.8
-4.1
 
Sản phẩm chất dẻo
 
110
 
1081
 
-5.6
 
Gỗ và NPL gỗ
 
85
 
888
 
-19.1
 
Giấy các loại
100
70
1047
761
15.8
1.5
 
Bông
25
35
298
383
-0.5
-18.0
 
Sợi dệt
45
75
495
792
19.5
2.1
 
Vải
 
400
 
4224
 
-5.2
 
Nguyên PL dệt, may, giày dép
 
190
 
1935
 
-17.8
 
Sắt thép
700
480
9632
5327
13.8
-22.9
 
Kim loại thường khác
60
200
549
1616
14.8
-9.5
 
Điện tử, máy tính và LK
 
430
 
3931
0.0
5.9
 
Ô tô
 
298
 
2943
0.0
2.5
 
 Trong đó: Nguyên chiếc (nghìn chiếc)
7.0
98
76.3
1171
49.4
12.6
 
Xe máy
 
77
 
742
 
-2.0
 
 Trong đó: Nguyên chiếc (nghìn chiếc)
6.0
7
110.6
132
-14.3
-5.2
 
Máy móc, thiết bị, DC, PT khác
 
1300
 
12369
 
-5.6
 
 

(nguồn Tổng cục Thống kê)

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo