Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nửa đầu tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 76,8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,1 tỷ đồng, tăng 16,5%, chiếm 61,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong nửa đầu tháng 7 và lũy kế từ đầu năm đến 15/07/2014 đạt giá trị 12,3 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2013. Có 10 nhóm hàng, mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD tính chung 6,5 tháng đầu năm 2014, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 7 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 2 tỷ USD.
Xét về hàm lượng FDI trong mỗi nhóm sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu 2014 tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của khối FDI so với cả nước trong Top 10 đã giảm, đặc biệt trong nhóm hàng có giá trị lớn cũng giảm. Cụ thể:
Điện thoại các loại, linh kiện là mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng FDI cao nhất chiếm 99,5% giá trị xuất khẩu của cả nước. Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 6 tháng/2014 là: EU đạt gần 4,19 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 36,2% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là Tiểu vương quốc Ả Rập đạt hơn 1,92 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 16,6% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; sau đó là Hoa Kỳ đạt 734 triệu USD, tăng rất mạnh 457,5% so với cùng kỳ năm 2013; Inđônêxia đạt 422 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp theo là máy vi tính, SP điện tử và linh kiện khối FDI xuất đến 98,4% giá trị xuất cả nước. Các thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 như: Trung Quốc chiếm 20,1%; EU chiếm 18,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Xuất khẩu vào 2 thị trường này đã sụt giảm hơn 18% so với 6 tháng đầu năm 2013. Bù đắp cho sự sụt giảm này, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 18,5%; Hồng Kông tăng mạnh tới 85,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Nằm trong top 10 có giá trị xuất khẩu tỷ USD trở lên, loại trừ nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ và nhóm phương tiện vận tải, phụ tùng nhóm giày dép các loại có hàm lượng FDI 77,2%- tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu hàng giày dép chủ yếu: EU tăng 23,1% và chiếm 35,1%; Hoa Kỳ tăng 22,1% và chiếm 31,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu giày dép sang Nhật và Trung Quốc cũng đang tăng trưởng khá mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013.
Q. Nguyễn
Theo Tri thức Trẻ
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com