Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu đồ gỗ: Ăn đong nguyên liệu

 Xuất khẩu đồ gỗ của VN năm 2010 đạt kỷ lục với hơn 3,4 tỉ USD, nhưng ngành gỗ VN vẫn phát triển thiếu bền vững, sức cạnh tranh yếu và ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Do nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu nên lợi nhuận ròng của ngành đạt thấp, khoảng 5-7%. Ngành gỗ VN đang đứng trước nguy cơ trở thành các nhà máy gia công cho nước ngoài.

Lợi nhuận thấp


Chiều 24-3, tại xưởng sản xuất Công ty CP chế biến gỗ xuất khẩu Hưng Thịnh (huyện Cư Jút, Đắk Nông) chỉ có khoảng 100 công nhân làm việc thay vì trên 200 công nhân như trước. Ông Trịnh Hữu Hòa, phó giám đốc công ty, cho biết trước đây lượng hàng xuất khẩu qua thị trường Nhật đều đặn 6-8 container/tháng nhưng nay chỉ còn 2 container/tháng. “Đối tác Nhật nhiều lần đề nghị ký những đơn hàng lớn song chúng tôi không thể đáp ứng vì giá gỗ cao su biến động thất thường và không đủ nguồn cung” - ông Hòa cho hay.

Theo thống kê, từ đầu năm 2011 hầu hết các loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu tại các nước Mỹ, châu Âu đều tăng trung bình khoảng 100 USD so với đầu năm 2010. Các loại gỗ trong nước như cao su, keo, tràm cũng liên tục tăng giá. Giá gỗ cao su xẻ hiện ở mức 6,5 triệu đồng/m3, tăng khoảng 35% so với hai năm trước.

Giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước trở tay không kịp. Một mặt họ tìm kiếm những đơn hàng giá cao để bù lại những đơn hàng không lợi nhuận, mặt khác họ chọn giải pháp ký những đơn hàng ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Bà Lã Thái Thùy Vân - giám đốc Công ty Danh Mộc (TP.HCM), chuyên xuất khẩu các sản phẩm kệ, tủ bếp sang châu Âu - cho biết những năm trước tỉ lệ lợi nhuận công ty có thể đạt được 7-10%, nhưng năm nay lợi nhuận có thể xuống dưới 5%, thậm chí không có lãi để giữ nhân công.

Trong buổi họp báo giới thiệu Festival lâm sản Bình Định, ông Trần Đức Sinh - chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN - cho biết giá gỗ nguyên liệu nhập và điện, nước, xăng dầu, nhân công... tăng cao khiến lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động chế biến, xuất khẩu chỉ còn dưới 5% doanh thu. Như vậy, với giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 đạt 3,43 tỉ USD, lợi nhuận ròng của ngành gỗ thu về chưa tới 180 triệu USD.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận ngành gỗ ngày càng giảm (trước đây lợi nhuận đạt 10-20%) do VN phải nhập khẩu đến 80% gỗ nguyên liệu để sản xuất trong khi nguyên liệu gỗ chiếm 70% giá thành. Hơn nữa, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ VN không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ sản xuất mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài.

Bao giờ hết ăn đong?


Ông Nguyễn An Điềm, tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (Pisico), kể cách đây 16 năm (năm 1995) khi các doanh nghiệp đồ gỗ VN vẫn chủ yếu sử dụng gỗ tự nhiên để chế biến thì đã có doanh nghiệp nước ngoài đến xin đất trồng rừng.

Đó là Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, một đơn vị 100% vốn nước ngoài gồm các doanh nghiệp của Nhật Bản đứng ra đầu tư. Họ đã bỏ tiền ra thuê Công ty Pisico làm từ A-Z, từ xin đất đến trồng và bảo vệ rừng. Đến nay khi gỗ tự nhiên đã cạn, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu gỗ thì Công ty trồng rừng Quy Nhơn lại có gỗ để khai thác xuất khẩu, thậm chí bán lại cho các doanh nghiệp VN.

Nhiều chuyên gia cho rằng cả nước có trên 10 triệu ha rừng nguyên liệu nhưng vẫn phải nhập lượng nguyên liệu quá lớn là điều bất hợp lý. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, đầu tư trồng rừng tại VN không dễ. Theo tính toán, để đầu tư rừng nguyên liệu từ khi làm đất đến khi thu hoạch (khoảng bảy năm) thì doanh nghiệp phải đầu tư khoảng 800-1.000 USD/ha. Ông Nguyễn An Điềm cho rằng doanh nghiệp trong nước không dễ gì đầu tư rừng bài bản như nước ngoài do thiếu vốn. Bên cạnh đó, theo ông Võ Trường Thành - tổng giám đốc Công ty Trường Thành (Bình Dương), việc xin cấp phép trồng rừng kéo dài 2-3 năm khiến không ít doanh nghiệp tâm huyết cũng phải nản lòng.

Ngoài ra, một trong những rào cản mới đối với xuất khẩu đồ gỗ VN là những chứng chỉ phát triển rừng bền vững (như chứng chỉ FSC). Bởi hầu hết những thị trường mà các doanh nghiệp đồ gỗ VN xuất khẩu như EU, Mỹ... đều đòi hỏi phải có chứng chỉ này. Chiến lược lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020 đã xác định đến năm 2020 phấn đấu 30% diện tích rừng sản xuất (khoảng 2,6 triệu ha) có chứng chỉ rừng quốc tế. Thế nhưng hiện nay diện tích rừng có chứng chỉ của VN mới là 16.500ha. “Chúng ta hầu như chưa có biện pháp thực hiện gì để đạt được mục tiêu trên” - một chuyên gia về lâm nghiệp cho biết.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng để ngành gỗ VN phát triển bền vững, VN cần có chính sách và cơ chế đủ mạnh để các chủ rừng tập trung kinh doanh gỗ lớn (chu kỳ 10 năm trở lên), quy hoạch vùng nguyên liệu theo lợi thế của từng vùng cho từng loại cơ cấu sản phẩm, cụ thể như nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ (cả nhu cầu xuất khẩu và trong nước), nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, gỗ xây dựng trong nước...

(Tuổi trẻ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón
  • Giao dịch hàng hóa kỳ hạn: 3 chú ý với NĐT
  • Xuất khẩu rau quả sẽ tăng mạnh
  • Hết thời bán hàng theo hội chợ?
  • Thoát thuế phá giá, mừng ít lo nhiều
  • Trung Quốc "điều khiển" thương mại toàn cầu ra sao?
  • Giá lương thực thế giới tăng: Việt Nam làm gì?
  • Kiểm soát nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo