Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận tải phụ tùng tháng 10/2010 tăng rất mạnh

Mười tháng đầu năm 2010, các loại phương tiện vận tải phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trị giá 781,97 triệu USD, chiếm 1,16% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 10 tháng, tăng 55,12% so với 10 tháng đầu năm 2009; trong đó kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của riêng tháng 10 đạt 69,82 triệu USD, tăng cực mạnh 697,92% so với tháng 9/2010.

Singapore là nhà cung cấp hàng đầu các loại phương tiện vận tải phụ tùng cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với tổng trị giá 229,58 triệu USD, chiếm 23,36% tổng kim ngạch, thị trường đứng thứ 2 về kim ngạch là Pháp với 219,88 triệu USD, chiếm 28,12%; thứ 3 là thị trường Hàn Quốc 119,51 triệu USD, chiếm 15,28%; tiếp đến Nhật Bản 95,85 triệu USD, chiếm 12,26%.

Trong số 14 thị trường nhập khẩu nhóm sản phẩm này, có 9 thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009, còn lại 5 thị trường sụt giảm kim ngạch; trong đó có 3thị trường tăng trưởng cực mạnh trên 1.000% so với cùng kỳ như: Indonesia tăng 5943,77%, mặc dù chỉ đạt 2,19 triệu USD; Singapore tăng 4988,68%, đạt 229,58 triệu USD; Đài Loan tăng 1067,82%, đạt 1,72 triệu USD; Tiếp đến 2 thị trường tăng trưởng trên 100% là Hoa Kỳ và Na Uy với mức tăng tương ứng 451,81% và 192,43%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này giảm mạnh nhất ở các thị trường Ucraina, Đức và Trung Quốc với mức giảm lần lượt là98,58%, 74,3% và 34,89%.

Tính riêng tháng 10/2010, Trung Quốc vươn lên là nhà cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Việt Nam, với 30,29 triệu USD, chiếm 43,38%; tiếp đến Nhật Bản, với 18,79 triệu USD, chiếm 26,91%; Pháp, với 14 triệu USD, chiếm 20,05%; Hoa Kỳ, với 4,28 triệu USD, chiếm 6,13%. Tháng 10 chỉ có 3 thị trường bị sụt giảm kim ngạch nhập khẩu so với tháng 9 là Hàn Quốc, Singapore và Đức với mức giảm tương ứng là95,46%, 32,09% và 14,22%. Tuy nhiên, Việt Nam lại tăng mạnh nhập khẩu từ 1số thị trường như:Trung Quốc tăng 2.345,87% so với tháng 9/2010, đạt 30,29 triệu USD; Nga tăng 2.038,5%, đạt 1,06 triệu USD; Pháp tăng 1.073,33%, đạt 14 triệu USD; Nhật Bản tăng 822,52%, đạt 18,79 triệu USD; Anh tăng 207,01%, đạt 0,28 triệu USD. 

Kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ các thị trường 10 tháng đầu năm 2010

ĐVT: USD

 
Thị trường
 
Tháng 10/2010
 
10T/2010
 
Tháng 9/2010
 
10T/2009
% tăng, giảm T10/2010 so T9/2010
% tăng, giảm 10T/2010 so 10T/2009
Tổng cộng
69.823.888
781.970.943
8750783
504108017
+697,92
+55,12
Singapore
172.026
229.582.350
253330
4511629
-32,09
+4988,68
Pháp
14.003.169
219.875.669
1193453
129102606
+1073,33
+70,31
Hàn Quốc
25.632
119.508.465
565172
79443112
-95,46
+50,43
Nhật Bản
18.792.195
95.848.045
2037053
111575996
+822,52
-14,10
Trung Quốc
30.293.018
48.205.265
1238536
74039477
+2345,87
-34,89
Hoa Kỳ
4.277.332
19.712.379
2327018
3572302
+83,81
+451,81
Đức
315.221
9.224.258
367469
35887565
-14,22
-74,30
Nga
1.058.984
2.544.621
49520
3164902
+2038,50
-19,60
Anh
277.221
2.526.178
90296
2317346
+207,01
+9,01
Malaysia
0
2.517.562
24380
1453388
 
+73,22
Indonesia
0
2.187.966
0
36202
 
+5943,77
Đài Loan
32.350
1.716.327
24302
146969
+33,12
+1067,82
Na Uy
0
1.403.696
0
480010
 
+192,43
Ucraina
183.594
332.246
0
23376110
 
-98,58
 
(vinanet-ThuyChung)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo