Chưa đầy 200 xe về thị trường, giảm cực mạnh so với các tháng trước đó, ôtô cũ nhập khẩu bước vào thời kỳ bĩ cực.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 8, lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam đạt 3.331 chiếc, giảm 15,8% so với tháng 7. Trong đó, lượng ôtô dưới 9 chỗ ngồi đạt 1.512 chiếc, giảm 37% so với tháng 7.
Riêng dòng xe đã qua sử dụng, số lượng nhập về trong tháng 8 chỉ còn 199 chiếc, giảm 70-80% so với cùng thời điểm các năm trước.
Giới kinh doanh nhận định lượng xe cũ về thị trường giảm mạnh trong tháng 8 là do những tác động của chính sách thuế. Từ ngày 15/8, xe đã qua sử dụng có dung tích xi lanh từ 1,5 lít trở lên, khi nhập về bên cạnh việc bị áp thuế tuyệt đối (5.000 USD hoặc 15.000 USD tùy xe) sẽ phải chịu thêm thuế tương đối 77-83% tùy loại.
Trong số 199 xe cũ nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8 có gần 170 chiếc là dòng xe dưới 1,0 lít có xuất xứ từ Hàn Quốc với tổng trị giá trên 639.500 USD. Nhãn hiệu phổ biến vẫn là Kia Morning có giá khai báo từ 3.600 USD đến 4.000 USD. Đây cũng là những dòng xe không nằm trong diện điều chỉnh thuế.
Số xe còn lại, khoảng 30 chiếc thuộc các dòng xe sang nhãn hiệu Audi, Lexus, Mercedes, BMW có giá khai báo từ 20.000 USD đến 73.000 USD. Những chiếc xe này đều nhập về Việt Nam trước ngày 15/8, thời điểm biểu thuế mới có hiệu lực.
Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu xe đã qua sử dụng từ tháng 5/2006. Hai năm đầu tiên, lượng xe nhập về thị trường lên tới 10.000 chiếc. Trong đó, dòng xe hạng sang như Lexus, BMW, Mercedes, Infiniti, Acura chiếm gần 50%.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cung muối trong năm 2012 sẽ vượt cầu. Vì vậy, trước mắt Bộ Công Thương chỉ nên công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 102.000 tấn.
Một bản báo cáo có tựa đề “Những thông tin đáng chú ý trong hoạt động nhập khẩu máy xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2011” cho thấy hoạt động nhập khẩu máy xây dựng chính là một trong những lĩnh vực chịu tác động rõ nhất từ việc cắt giảm đầu tư công.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch nhập khẩu các loại xe máy nguyên chiếc từ tháng 4 đến tháng 7/2011 đã liên tục tăng lên cả về lượng lẫn giá trị.
Trạng thái hứng khởi của xuất khẩu trong tháng 7 đã không còn ở tháng 8 này. Nhập siêu trở lại rất nhanh cùng với nhập khẩu tăng đột biến. Cùng với vàng và dầu thô tiếp tục ở thế bất lợi, tháng 8 gần như là sự đảo ngược của tháng 7.
Các con số kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3/2011 đã được điều chỉnh khá mạnh so với dự báo trước đó, căn cứ trên số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Tính chung 4 tháng đầu năm, nhập siêu lên tới 4,9 tỷ USD, chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, riêng con số nhập siêu từ Trung Quốc là gần 4 tỷ USD.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....