Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu tháng 3 vượt 1,4 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt xấp xỉ 7,45 tỷ USD, tăng hơn gần 400 triệu USD so với con số dự báo trước đó.

Các con số kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3/2011 đã được điều chỉnh khá mạnh so với dự báo trước đó, căn cứ trên số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt xấp xỉ 7,45 tỷ USD, tăng hơn gần 400 triệu USD so với con số dự báo được Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 8,86 tỷ USD, trong khi trước đó được ước tính ở mức 8,2 tỷ USD.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tháng vừa qua chỉ còn thấp hơn so với tháng 12/2010, trong khi kim ngạch nhập khẩu đã đặt một mức kỷ lục mới, cao nhất kể từ trước đến nay. Tuy nhiên, nhập siêu – con số luôn được quan tâm nhiều nhất – đã tăng cao trong tháng 3, đạt mức trên 1,4 tỷ USD. Xét trong phạm vi hẹp trong hơn 1 năm qua, đây là mức nhập siêu theo tháng cao nhất.

Những “biến số” lũy kế từ đầu năm cũng có sự thay đổi sau khi cập nhật thêm số liệu tháng 3. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011 đạt gần 19,637 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 23,134 tỷ USD, tăng tương ứng 26,8%. Nhập siêu 3 tháng đầu năm 2011 đạt xấp xỉ 3,5 tỷ USD, không quá khác biệt so với cùng kỳ năm ngoái (3,6 tỷ USD).

Một điểm đáng chú ý, trong khi tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu quý đầu năm 2011 cao hơn hẳn nhập khẩu; với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các con số tương ứng rất gần nhau, cụ thể là 36,3% và 35,1%.

Trong lần VnEconomy tham vấn Tổng cục Thống kê cách đây không lâu, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại Dịch vụ, lưu ý rằng, kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng dệt may, da giày và nguyên phụ liệu đang tăng rất cao với khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu của khu vực này có tốc độ tăng cao hơn trung bình cả nước.

Thể hiện trên các số liệu thực tế, kim ngạch xuất khẩu cà phê, sắn và sản phẩm, cao su, sắt thép đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ; hạt tiêu, xăng dầu, quặng khoáng sản, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu… đã tăng từ gấp rưỡi đến cao hơn; hàng dệt may và giày dép đều tăng hơn 30% so với cùng kỳ…

Đã có 5 nhóm hàng hóa đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD, gồm thủy sản, cà phê, dầu thô, dệt may và giày dép. Nhiều mặt hàng khác cũng đang tiến sát mốc này, đáng kể là gạo, đồ gỗ, máy tính linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng…

Nhiều mặt hàng tăng về lượng xuất khẩu đã có đóng góp lớn trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011, tuy nhiên cũng không ít mặt hàng giảm lượng so với cùng kỳ. Tăng giá cũng có tác động khá lớn đến kim ngạch xuất khẩu, chỉ tính riêng yếu tố tăng giá, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng qua đã tăng thêm hơn 1,42 tỷ USD.

Với nhập khẩu, không có nhiều mặt hàng tăng kim ngạch cao như phía xuất khẩu. Duy nhất nhập khẩu bông quý 1/2011 tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, còn lại lúa mỳ, xăng dầu, sơ sợi dệt, vải các loại, ô tô nguyên chiếc... đều thấp hơn.

Đã có 6 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu vượt 1 tỷ USD, gồm xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại, sắt thép, máy tính linh kiện, và máy móc thiết bị.

Nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng khá mạnh về lượng (ô tô nguyên chiếc tăng gần 63%), trong đó tăng giá cũng có đóng góp khá lớn vào mức tăng tổng kim ngạch quý 1. Cụ thể là tăng giá làm kim ngạch nhập khẩu tăng thêm khoảng 1,65 tỷ USD (không tính ô tô và xe máy).

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo