Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại Việt Nam-Myanmar năm 2009

Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar, năm 2009 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 74 triệu USD, giảm 6,2% so với năm 2008 (Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 24 triệu USD, tăng 11,7% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 50 triệu USD, giảm 12,9% so với năm 2008).

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 93 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008 (Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33 triệu USD, tăng 1,2% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60 triệu USD, giảm 20,4% so với  năm 2008).

Năm 2009, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 14; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Australia, Đức, Pháp, Đài Loan, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar là:

Thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, ôtô, nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp khác, xăm lốp các loại, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sản xuất giày dép, dụng cụ nhà bếp, sản phẩm nhựa và chất dẻo nguyên liệu, mỹ phẩm, máy tính điện tử và linh kiện,…

Ước Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam tới Myanmar tháng 12 và cả năm 2009:

Đơn vị tính: USD

Hàng hóaƯớc tháng 12 năm 2009Ước cả năm 2009Ghi chú
Thép các loại500.0006.000.000 
Nguyên phụ liệu may mặc300.0003.700.000 
Thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế200.0002.300.000 
Ô tô200.0001.400.000 
Nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp khác200.0001.400.000 
Xăm lốp các loại100.0001.400.000 
Thiết bị điện và điện tử100.0001.100.000 
Hoá chất70.000600.000 
Vật liệu xây dựng50.0001.000.000 
Phụ tùng máy móc50.000600.000 
Nguyên phụ liệu sản xuất giày dép50.000400.000 
Dụng cụ nhà bếp40.000400.000 
Mỹ phẩm30.000400.000 
Chất dẻo nguyên liệu30.000300.000 
Nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm30.000300.000 
Nguyên liệu sản xuất xà phòng30.000200.000 
Tái xuất sản phẩm chế tác đá quý20.000200.000 
Máy tính điện tử và linh kiện10.000140.000 
Tổng kim ngạch xuất khẩu   
Ước tính theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar 3.000.000 24.000.000  
Ước tính theo số liệu của Tổng  Cục Hải quan Việt Nam  4.000.000  33.000.000   


Trong năm 2009, Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đứng thứ 12; sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Ấn Độ, Hongkong, Singapore, Trung Quốc, Bờ biển Ngà, Nhật Bản, Malaysia, Bangladesh, Hàn Quốc, Nam Phi, Việt Nam. Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là: Gỗ và lâm sản (gỗ tròn các loại, gỗ Teak, gỗ cao su, gỗ xẻ các loại,…); mủ cao su thiên nhiên; nông sản (đậu xanh, đậu đen, đậu tương, ngô vàng,…); thủy sản (cá khô, tôm hùm, cá biển đông lạnh, cua biển,…); đồng nguyên liệu, dây thép.          

Ước Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam từ Myanmar tháng 12 và cả năm 2009:

Đơn vị tính: USD

Hàng hóaƯớc tháng 12 năm 2009Ước cả năm 2009Ghi chú
Gỗ tròn các loại4.000.00034.000.000 
Mủ cao su Rss5500.0005.000.000 
Đậu xanh300.0002.000.000 
Cá khô300.0001.800.000 
Tôm hùm200.0001.200.000 
Cá biển đông lạnh200.0001.300.000 
Đồng nguyên liệu200.0001.100.000 
Cua biển100.0001.100.000 
Dây thép50.000600.000 
Đậu đen 50.000400.000 
Đậu tương30.000200.000 
Tổng kim ngạch nhập khẩu   
Ước tính theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar 6.000.000 50.000.000  
Ước tính theo số liệu của Tổng  Cục Hải quan Việt Nam  7.000.000  60.000.000   

Trong năm 2009 kế hoạch hợp tác kinh tế - thương mại - công nghiệp giữa hai nước Việt Nam và Myanmar đã, đang và sẽ triển khai trên các lĩnh vực:

- Từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2009, Lãnh sự quán Myanmar tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một Đoàn doanh nhân Việt Nam (bao gồm 5 người) sang thăm và làm việc tại Myanmar. Đoàn doanh nhân Việt Nam đã làm việc với Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và một số doanh nhân Myanmar.

- Ủy ban hỗn hợp về thương mại Việt Nam – Myanmar tổ chức hội nghị lần thứ V và Diễn đàn giao thương giữa doanh nhân hai nước Việt Nam - Myanmar tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Việt Nam từ 25 - 27 tháng 2 năm 2009.

- Từ ngày 3 – 4 tháng 4 năm 2009, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tổ chức Ngày Việt Nam và Hội thảo giao thương giữa doanh nhân hai nước Việt Nam - Myanmar tại Yangon, Myanmar với sự tham gia của 26 doanh nghiệp Việt Nam và 100 doanh nghiệp Myanmar.

- Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam – Myanmar tại Myanmar Convention Center, Yangon, Myanmar từ ngày 19 – 22 tháng 11 năm 2009.

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) triển khai nghiên cứu tài liệu về địa chất, trữ luợng dầu khí tại Lô M2 ở vùng bờ biển Myanmar.

- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL) thành lập Văn phòng Đại diện của Tổng Công ty tại Yangon, Myanmar từ tháng 8 năm 2009.

- Công ty cơ khí HMT thành  phố Hồ Chí  Minh và một số bác sỹ ở thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thành lập một Phòng khám sử dụng công nghệ cao tại thành phố Yangon, Myanmar.

(TTNN)

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo