Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 6 tháng đầu năm giảm 27,23% so cùng kỳ

Theo số liệu của Hải quan, tổng kim ngạch XNK hai chiều 6 tháng đầu năm đạt trên 8,83 tỷ USD, giảm 18,29% so cùng kỳ năm 2008. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 1,97 tỷ USD, giảm 3,53%; Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt gần 6,86 tỷ USD, giảm 21,72%. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 4,89 tỷ USD, giảm 27,23% so với cùng kỳ năm 2008.

Điểm nổi bật trong xuất nhập khẩu Việt - Trung thời gian qua, đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn quy mô của nhóm sản phẩm thực vật xuất sang Trung Quốc. Nửa đầu năm nay, sản phẩm thực vật, trong đó có trái cây, sắn, tinh bột sắn tăng trưởng 52,6%, kim ngạch đạt 416,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng tới 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong cùng kỳ. Đây là tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng.

Những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch cao 6 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng
Tháng 6
6 tháng
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Hàng thuỷ sản
 
6.663.677
 
44.602.386
Hàng rau quả
 
4.642.289
 
20.354.863
Hạt điều
2.661
11.660.064
16.472
69.467.246
Sắn và sản phẩm từ sắn
228.424
40.229.394
2.175.943
322.374.608
Than đá
1.860.645
83.615.951
10.147.145
422.741.950
Dầu thô
 
 
528.358
188.712.526
Xăng dầu các loại
13.933
8.166.729
68.850
33.625.344
Quặng và khoáng sản khác
101.459
10.447.647
434.011
31.164.271
Cao su
43.635
64.286.904
173.124
245.166.853
sản phẩm từ cao su
 
3.171.474
 
15.568.074
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
18.208.190
 
57.546.718
Hàng dệt may
 
5.203.059
 
21.305.436
Giày dép
 
9.485.984
 
45.719.185
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh
 
4.839.535
 
28.324.970
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
 
26.986.094
 
101.758.285
Máy móc, thiết bị, dụng cụphụ tùng khác
 
13.673.049
 
48.602.604
….
 
 
 
 
Tổng cộng
 
364.391.282
 
1.970.401.862

Những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch cao 6 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng
Tháng 6
6 tháng
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Hàng rau quả
 
8.377.099
 
61.960.263
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
 
24.352.805
 
72.183.466
Xăng dầu các loại
202.395
115.487.726
1.113.580
507.131.577
Khí đốt hoá lỏng
33.008
16.239.337
191.786
95.360.411
Hoá chất
 
34.192.726
 
190.051.132
sản phẩm hoá chất
 
28.472.447
 
129.748.170
Nguyên phụ liệu dược phẩm
 
7.277.201
 
32.033.670
Phân bón
119.893
38.316.527
724.862
238.215.858
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
 
16.787.007
 
96.745.262
Chất dẻo nguyên liệu
7.067
11.767.380
36.778
59.807.895
sản phẩm từ chất dẻo
 
20.159.360
 
101.672.808
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
9.416.948
 
45.434.655
Xơ sợi dệt các loại
4.567
10.198.022
22.527
49.018.920
Vải các loại
 
138.570.078
 
719.357.991
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
 
30.210.316
 
185.797.977
sắt thép
61.783
40.993.432
321.135
214.228.601
Sản phẩm từ sắt thép
 
28.105.527
 
171.730.819
Kim loại thường khác
3.354
8.464.304
18.533
43.832.291
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
 
134.437.707
 
607.519.992
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
 
297.062.282
 
1.741.117.432
Dây điện và dây cáp điện
 
15.662.814
 
56.373.261
Ô tô nguyên chiéc các loại
524
17.683.119
1.751
60.939.882
Linh kiệnphụ tùng ô tô
 
43.359.538
 
145.040.455
Linh kiện phụ tùng xe máy
 
10.958.896
 
54.962.521
 
Sản phẩm từ giấy
 
6.345.251
 
32.730.102
…..
 
 
 
 
Tổng cộng
 
1.344.687.690
 
6.855.825.107

Bộ Công thương nhận định, vấn đề nổi cộm hiện nay trong thương mại song biên Việt Nam – Trung Quốc là vấn đề nhập siêu lớn của Việt Nam. Để từng bước cân bằng thương mại song biên, Bộ Công thương cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Để làm được điều đó, trước hết Việt Nam phải đầu tư thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc nhiều năm qua thay đổi chậm, tỷ trọng hàng nông sản, nguyên liệu thô và khoáng sản hiện vẫn chiếm rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu.

Thứ hai là phải đầu tư nâng cao chất lượng bản thân hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng nông sản cần đầu tư trồng trọt, sản xuất, chế biến theo quy trình tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến mà nước nhập khẩu yêu cầu. Cần tăng cường đăng ký cơ sở sản xuất, bao gói, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu với các cơ quan quản lý của nước nhập khẩu. Nên hiểu là chúng ta chỉ có thể xuất khẩu được ngày càng nhiều và ổn định những sản phẩm mà thị trường nhập khẩu cần và thỏa mãn được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. 

Thứ ba là cần đầu tư mạnh cho công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị các sản phẩm xuất khẩu tại Trung Quốc theo hướng lâu dài, liên tục, chuyên sâu từng sản phẩm. Chí ít, trước mắt là cho những sản phẩm xuất khẩu trọng điểm.

(tổng hợp)

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo