Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo của ICO về thị trường cà phê thế giới tháng 8/2010

Tháng 8, thị trường cà phê arabica ở xu hướng đi lên. Khoảng cách giữa giá cà phê arabica và robusta ngày càng rộng. Đà tăng mạnh nhất của giá cà phê arabica là trên thị truờng kỳ hạn, với các kỳ hạn thứ 2 và thứ 3 tại New York, đã tăng từ 165,23 cent/lb trong tháng 7 lên 175,10 cent/lb trong tháng 8 – tăng 6%. Giá cà phê thuộc 4 nhóm chính: dịu sạch Colombia; dịu sạch từ các nước khác; arabica tự nhiên Braxin và robusta, cũng tăng so với tháng 7 bởi nguồn cung hạn chế và hoạt động đầu cơ của các quỹ hàng hoá.

Những biến động giá trên thị trường cà phê tháng 8 phản ánh sự thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn cho dù vụ mùa ở Braxin được triển vọng sẽ bội thu và sự hồi phục sản lượng ở các nước khác trong đó có Colombia. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng tới sản lượng của Việt Nam và các nước Trung Mỹ niên vụ 2010/11 cũng tác động lên thị trường. Chủ tịch Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), ông Nesto Osorio dự đoán sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2010/11 sẽ ở 133 – 135 triệu bao. Niên vụ 2009/10, sản lưonựg cà phê ước đạt 120 triệu bao.

Biến động giá

Chỉ số giá phức hợp của ICO trung bình hàng tháng đã tăng 2,6% từ153,41 cent/lb trong tháng 7 lên 157,46 cent/lb trong tháng 8 cho dù giá cà phê robusta giảm.

Giá cà phê arabica dịu Colombia, cà phê arabica dịu các nước khác và arabica tự nhiên Braxin tăng lần lượt 3,6%, 4,1% và 4% trong tháng 8 so với tháng 7.

Khoảng cách giữa cà phê arabica và robusta đang tăng nhanh. Sự chênh lệch giữa giá cà phê arabica dịu Colombia và các nhóm arabica khác cũng tăng lên.

Biến động cung cầu

Tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2009/10 ước đạt 120 triệu bao, giảm 6,6% so với niên vụ trước đó. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ châu Phi, Trung Mỹ và Mexico, và ở Nam Mỹ. Sản lượng trong khi đó tăng mạnh và đạt kỷ lục ở châu Á cho dù sản lượng của Việt Nam và Papua New Guinea giảm.

Với niên vụ 2010/11, thông tin về vụ mùa ở các nước thành viên hiệp hội vẫn rất hiếm. Chủ tịch ICO dự đoán sản lượng vụ bắt đầu từ tháng 10 sẽ đạt 133 – 135 triệu bao. Cho dù sản lượng cao ở Braxin nhờ chu kỳ tăng sản lượng của cây cà phê arabica, nhưng các vấn đề khí hậu sẽ ảnh hưởng tới sản lượng ở một số nước xuất khẩu. Ngoại trừ Honduras và Nicaragoa, các nước Trung Mỹ và Mexico sẽ tiếp tục gặp vấn đề về thời tiết, kết hợp với chi phí sản xuất cao, sẽ làm giảm khả năng gia tăng sản sản lượng của họ. Thời tiết bất lợi cũng có thể làm giảm sản lượng của Colombia - hiện đã hồi phục sau 2 năm liên tiếp sụt giảm mạnh. Tình hình cũng không khác ở Việt Nam khi khí hậu thay đổi và hiện tượng El Nino de doạ sản lượng nông sản, bao gồm cả cà phê của đất nước.

Xuất khẩu cà phê thế giới tháng 7 đạt 8,5 triệu bao, nâng tổng khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu niên vụ 20091/10 lên 78,5 triệu bao, so với 82,7 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước, giảm 5,2%. Sự sụt giảm chủ yếu ở loại cà phê arabica dịu Colombia - giảm 22%. Xuất khẩu loại arabica dịu khác giảm 1,9%, loại arabica tự nhiên Braxin giảm 3,1% và loại robusta giảm 6,3%. Sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu cà phê robusta chủ yếu do số liệu thấp của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2009/10 dự kiến đạt 13,30 tỷ USD, với 96,3 triệu bao, so với 15,38 tỷ USD và 97,7 triệu bao của vụ trước đó. Sự sụt giảm này chủ yếu do giá bình quân trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008.

Trên cơ sở thông tin từ các thành viên hiệp hội cung cấp, tiêu thụ cà phê thế giới năm 2009 ước đạt 129,1 triệu bao, so với 130,7 triệu bao của năm 2008, giảm 1,2%. Sự sụt giảm do tiêu thụ thấp ở các nước nhập khẩu, cụ thể là Liên minh châu Âu và các nước mới nổi. Tiêu thụ cà phê ở các nước xuất khẩu trong khi đó tiếp tục tăng.

Dự báo

ICO lưu ý, dù sản lượng cà phê thế giới sẽ tăng trong niên vụ 2010/11 nhưng thị trường tiếp tục tiềm ẩn rủi ro. Nguồn cung sẽ vẫn khan hiếm, dự trữ ở mức thấp và khoảng cách giữa cung cầu vẫn mong manh.

(Theo Nguyễn Hằng // Vinanet)

  • Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 06/10/2010
  • Thái Lan: Giá xi măng tăng
  • Giới đầu cơ Trung Quốc đổ xô mua chè
  • Giá dầu thô giảm nhẹ
  • Dầu thô giao dịch gần mức đỉnh 8 tuần, chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ tăng
  • Sản lượng đồng của Chilê tăng nhẹ trong tháng 8
  • Dầu thô giao dịch gần mức đỉnh 7 tuần, kỳ vọng nhu cầu tăng
  • Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 30/9/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo