Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơn 'hoảng loạn' giá dầu 100 USD

Giá dầu thô thế giới lần đầu tiên chạm mốc 100 USD lần đầu tiên trong vòng hai năm rưỡi vừa qua. Giới chuyên gia còn lo ngại thị trường có thể tăng vọt lên mức 220 USD.

Hợp đồng dầu thô giao tháng tư tại New York hôm qua đột ngột vọt lên chạm mốc 100 USD mỗi thùng, trước khi quay về 98,98 USD vào cuối phiên. Tại London, dầu Brent cũng tăng vọt 5%, lên thiết lập mức cao 111,25 USD mỗi thùng. Tại Mỹ, giá xăng leo thang lên gần 4 USD mỗi gallon.

Những bất ổn ngày càng tăng cao tại Libya, nơi sản xuất 2% lượng dầu thô toàn thế giới là nguyên nhân đẩy thị trường dầu tăng vọt.

Trước đó, bạo loạn dâng cao tại Tunisia và Ai Cập hôm đầu tháng cũng từng đưa thị trường dầu lên mức cao mới. Hôm 1/2, lần đầu tiên giá dầu Brent biển Bắc tại London lên mức cao 100 USD mỗi thùng.

Còn lần này, bất ổn lan đến Libya, nước sản xuất lớn thứ 9 trong khối OPEC, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu. Tập đoàn dầu khổng lồ của Pháp Total cho biết họ đã giảm bớt hoạt động tại Libya, nơi hãng sản xuất trung bình 55.000 thùng mỗi ngày. Công ty dầu Repsol-YPF của Tây Ban Nha và OMV của Áo cũng ngừng hoạt động tại đây. Dây chuyền sản xuất hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày của hãng Wintershall (Đức) cũng được tạm ngưng.

Hãng Barclays Capital thống kê rằng bất ổn tại Libya khiến sản lượng mất khoảng một triệu thùng dầu mỗi ngày.

Châu Âu sẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất sau những tổn thất này. Khoảng 23% lượng dầu nhập khẩu của Ireland và 22% của Italy đến từ Libya. Thị trường Mỹ ít bị ảnh hưởng hơn vì chỉ nhập 51.000 thùng, tương đương chưa đến 1% lượng dầu nhập khẩu mỗi ngày của nước này.

Không chỉ Libya, các nhà phân tích cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến chính trị tại Bahrain, có thể nạn nhân tiếp theo trong "dây chuyền" bất ổn chính trị lần này tại Trung Đông và Bắc Phi. Các chuyên gia bắt đầu nghĩ đến nguy cơ lượng dầu từ UAE cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Giá dầu 100 USD một lần nữa làm nhen nhóm lên những câu hỏi về việc kết thúc thời đại của dầu, chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế.

Tuy nhiên, trong khi thế giới chờ nguồn năng lượng mới, thì giá dầu tăng cao sẽ là thảm họa đối với bất cứ người tiêu dùng nào. Ví dụ nước Mỹ tiêu thụ khoảng 7,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Chỉ cần mỗi thùng tăng giá 10 USD thì nền kinh tế Mỹ sẽ gánh chịu khoản phí 75 tỷ USD.

Những chuyên gia phân tích từ hãng tài chính Nomura còn bi quan hơn khi cho rằng dầu có thể lên đỉnh 220 USD một thùng nếu nguồn cung dầu của cả Libya và Algeria bị ngưng trệ. Hãng Nomura nghiên cứu dựa trên những cuộc khủng hoảng giá dầu trong quá khứ. Hồi những năm 1990, cuộc chiến Vùng Vịnh đã đẩy giá dầu tăng vọt 130% chỉ trong vòng 7 tháng.

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo