Dầu tiếp tục đi lên trên sàn New York, giao dịch trên ngưỡng $100/thùng khi tình hình căng thẳng Trung Đông vẫn chưa chấm dứt. Thị trường lo ngại lượng cung tại Iran- quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 2 OPEC có thể bị gián đoạn.
Dầu giao kỳ hạn tăng ít nhất 1% sau khi phe chống đối tấn công lực lượng quân đội tại Tehran trong ngày hôm qua. Theo dự đoán của Bloomberg, Iran đã bơm khoảng 3.7 triệu thùng/ngày trong tháng 2 vừa qua.
Trong khi đó, chỉ số chứng khoán của Ả rập Xê út rớt thê thảm do quan ngại bất ổn khu vực có thể mở rộng đến quốc gia cung cấp dầu lớn nhất OPEC.
“Sự bất ổn này đang có nguy cơ lan sang Iran, vốn là quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ 2 của OPEC,” Mark Pervan, nhà nghiên cứu hàng hóa của Australia & New Zealand Banking Group Ltd tại Melbourne cho biết. Do tốc độ mà các sự kiện đang diễn ra, chúng tôi không loại trừ việc tiếp tục tăng đột biến 10 USD/thùng hoặc hơn nữa trong vài tuần tới.”
Cụ thể, hợp đồng dầu giao tháng 4 tăng $1.01, tương đương 1% lên $100.64/thùng trên sàn giao dịch New York, và giao dịch $100.30 vào lúc 11:26 giờ Sydney. Hôm qua, hợp đồng này tăng lên $100.69 trước đó quyết toán tăng $2.66, tương đương 2.7% đạt $99.63.
Dầu Brent giao tháng 4 tăng $3.62, tương đương 3.2% lên $115.42/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe tại Luân Đôn hôm qua, mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2008.
Trong khi đó, nhiều người lại kỳ vọng giá dầu có thể đi xuống sau khi Tổng giám đốc điều hành Khalid Al- Falih cho rằng Ả rập Saudi đã “sẵn sàng thay đổi mạnh mẽ lượng cung nhằm đáp ứng nhu cầu” và bù lấp sự thiếu hụt nguồn cung từ Libya.
Theo phân tích của NextView, tin tức đến từ thế giới Ả Rập sẽ là nhân tố trực tiếp quyết định xu hướng của giá dầu thô trong những ngày tới.
Hôm nay, giới phân tích vẫn kỳ vọng một xu hướng tăng giá. Nhiều khả năng giá dầu sẽ test lại mức cao 103.40. Nhà đầu tư có thể vào các trạng thái mua nếu giá trở lại vùng 98.50, chốt lỗ tại 97.00.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần thận trọng với các dấu hiệu bất ổn đến từ các khu vực gần hoặc tại Iran và Ả Rập Saudi. Bởi lẽ, một biến động chính trị đến từ hai quốc gia này chắc chắn sẽ gây ra một sự tăng đột biến trên giá dầu thô.
(giavang)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com