Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư vào hàng hóa giảm lần đầu tiên trong 4 tuần

Tuần qua, 2,6 tỷ USD đổ vào các quỹ hàng hóa, chủ yếu là vào vàng, còn các quỹ hàng hóa thuộc ngành công nghiệp đã bị thất thoát 260 triệu USD.

Các quỹ cắt giảm đầu tư vào hàng hóa lần đầu tiên trong 4 tuần do những lo ngại về bất ổn kinh tế Mỹ.

Trong tuần kết thúc hôm 2/8, các nhà đầu cơ chỉ thực hiện mua vào 1,23 triệu hợp đồng phái sinh về 18 mặt hàng, giảm 3,6% so với tuần trước đó.

Tuần qua, các nhà đầu tư đã bán tháo các tài sản cổ phiếu và hầu hết các hàng hóa nguyên liệu để tìm đến kênh đầu tư an toàn hơn là trái phiếu kho bạc, đồng franc Thụy Sĩ và vàng trong bối cảnh lo ngại vấn đề nợ leo thang tại Mỹ và châu Âu.

Chỉ số GSCI của Standard & Poor về 24 nguyên liệu thô đã giảm 5,9% - mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 5. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán thế giới MSCI đã chạm đáy 10 tháng.

Thị trường hàng hóa tuần qua được coi là "hoảng loạn" và liên tục có các phiên bán tháo mạnh mẽ. Có nhiều dự báo cho rằng giá hàng hóa sẽ tiếp tục lao dốc cho đến khi Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đưa ra gói kích thích cầu tiêu dùng về hàng hóa - QE3.

Theo EPFR Global - một công ty nghiên cứu tại Massachusetts, các nhà đầu tư đã đổ 2,6 tỷ USD vào các quỹ hàng hóa, chủ yếu là vào vàng, còn các quỹ hàng hóa thuộc ngành công nghiệp đã bị thất thoát 260 triệu USD.

Trong tuần, các quỹ phòng hộ và các quỹ quản lý tiền đã mua vào 253.653 hợp đồng vàng, tăng 8,8%. Đây là lượng nắm giữ vàng của các quỹ cao nhất kể từ tháng 6/2006.

Hôm 5/8, lượng vàng nắm giữ tại các quỹ ETFs đã tăng 2,94 tấn, lên mức kỉ lục 2.185,5 tấn, ghi nhận 10 phiên tăng liên tiếp.

 

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo