Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dầu leo thang từng ngày

Ngày 24-2, thị trường tài chính thế giới bước vào cơn hoảng loạn mới khi giá dầu mỏ thế giới tiếp tục tăng cao kỷ lục, lên tới 119,79 USD/thùng (phiên giao dịch tại thị trường châu Âu), cao hơn nhiều so với mức 110 USD/thùng một ngày trước đó. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu tháng 9-2008 đến nay.

Khủng hoảng dầu thời chiến tranh vùng Vịnh?

Giá dầu tiến tới mốc 120 USD sau khi xuất hiện những bất ổn ngày càng tăng tại Libya, nơi sản xuất 2% lượng dầu thô toàn thế giới (1,6 triệu thùng/ngày) và là nước sản xuất lớn thứ 9 trong khối OPEC.

Theo Tập đoàn Tài chính Barclays Capital, bất ổn tại Libya khiến sản lượng dầu mất khoảng một triệu thùng mỗi ngày. Có ít nhất 4 công ty dầu quốc tế hoạt động tại Libya đã loan báo cắt giảm mức sản xuất dầu vì tình hình bất ổn tại nước này.

Tập đoàn Dầu khổng lồ của Pháp Total đã giảm bớt hoạt động tại Libya, nơi hãng sản xuất trung bình 55.000 thùng mỗi ngày. Công ty Dầu Repsol-YPF của Tây Ban Nha và OMV của Áo cũng ngừng hoạt động. Dây chuyền sản xuất hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày của hãng Wintershall (Đức) cũng tạm ngưng.

Những chuyển động kinh tế theo những biến động địa chính trị từ Trung Đông đến Bắc Phi khiến các chuyên gia bắt đầu nghĩ đến nguy cơ lượng dầu từ vùng Vịnh - nơi có trữ lượng dầu cao nhất thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Giới phân tích đã so sánh tình hình hiện tại với Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 khi giá dầu đã nhảy vọt 130% trong 7 tháng do kho dự trữ của OPEC giảm xuống còn 1,8 triệu thùng/ngày.

Dựa trên những cuộc khủng hoảng giá dầu trong quá khứ, các chuyên gia phân tích của Tập đoàn tài chính Nomura Holdings Inc. - Nhật, còn bi quan hơn khi cho rằng dầu có thể lên đỉnh 220 USD một thùng nếu nguồn cung dầu của cả Libya và Algeria bị ngưng trệ do tình trạng bạo lực lan rộng không chấm dứt.

Hậu quả khó lường

Phiên tăng giá ngày 24-2 không chỉ khiến nhiều người nghĩ đến một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới mà còn lo ngại hậu quả của nó là kinh tế thế giới sẽ khó lòng hồi phục, thậm chí có thể sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Mặc dù nhiều khả năng Saudi Arabia và một số nước sản xuất dầu khác sẽ tăng sản lượng để hạ nhiệt thị trường cho dù OPEC chưa nhóm họp, nhưng các chuyên gia nói rằng việc mất đi nguồn dầu thô của Libya sẽ có ảnh hưởng đặc biệt tai hại tới thị trường, đẩy giá dầu cao, đe dọa cản trở sự hồi phục và tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Phát biểu với hãng tin CNBC ngày 23-2, Nobuo Tanaka, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế nhận định, giá năng lượng cao khiến giá của tất cả mọi loại hàng hóa cũng tăng - đặc biệt là giá lương thực, kéo theo mối đe dọa lạm phát, nhất là tại những nền kinh tế như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Phi. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, Anh và châu Âu đang tăng lên và giới đầu tư dự đoán không lâu nữa châu Âu và Anh sẽ phải tăng lãi suất cơ bản để giải quyết vấn đề lạm phát này.

Trước mắt, giá dầu tăng cao sẽ là thảm họa đối với bất cứ người tiêu dùng nào. Ví dụ, nước Mỹ tiêu thụ khoảng 7,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, chỉ cần mỗi thùng tăng giá 10 USD thì nền kinh tế Mỹ sẽ gánh chịu thêm khoản phí 75 tỷ USD.

Theo Chris Lafakis, nhà kinh tế thuộc Bộ phận phân tích của Tập đoàn Tài chính Moody’s, nếu trong năm 2010, giá dầu trung bình ở mức 103 USD/thùng, cũng sẽ xóa đi một nửa trong số 120 tỷ USD tiền hoàn thuế của chính phủ để giúp khôi phục nền kinh tế Mỹ. Còn nếu giá dầu ở mức 120 USD/thùng, tác động của gói kích thích này sẽ bị xóa sạch. Thậm chí, nếu giá dầu ổn định ở mức 100 USD/thùng, nền kinh tế toàn cầu lúc đó cũng đang vật lộn để theo kịp với giá thực phẩm tăng cao.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng giá dầu đang cao ở mức nguy hiểm và có vẻ như sẽ tiếp tục tăng. Sẽ có thêm nhiều người rơi vào tình trạng nghèo khó vì giá thực phẩm tăng cao hơn trong năm nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang vật lộn để thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ vừa qua, rất nhiều người nghĩ rằng giá dầu sẽ tăng dữ dội và lặp lại kịch bản của cuộc khủng hoảng thời kỳ 2007-2008.

(Sài Gòn Giải Phóng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo