Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá phôi thép thế giới giảm bởi bất ổn chính trị

Giá phôi thép trên thị trường thế giới giảm trong tuần này bởi những bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông làm giảm nhu cầu ở các nước tiêu thụ phôi chủ lực.

Giá phôi tại thị trường CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) tuần này dao động từ 600 – 610 USD/tấn, FOB, giảm 30 USD so với tuần đầu tháng 2. Giá phôi tại Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở 630 USD/tấn, giảm 10 USD.

Căng thẳng chính trị vẫn chưa dứt ở Ai Cập đang gây lo lắng cho thị trường khu vực. Hoạt động xây dựng ở các nước tiêu thụ phôi và thép lớn bao gồm Ả rập Xê út và Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, cũng chậm lại bởi nhà đầu tư còn chờ đợi sự ổn định chính trị khu vực trước khi bắt đầu dự án mới.

Theo các thương nhân, sự chậm trễ tại các cảng của Ai Cập cũng đồng nghĩa với các chuyến tàu chở thép tới nước này đã phải chuyển hướng tới khu vực khác. “Nếu vấn đề Ai Cập đựơc giải quyết sớm thì tôi cho rằng thị trường sẽ khác đi. Tuy nhiên tôi không chắc rằng vấn đề bất ổn còn kéo dài đến bao giờ”, một người nói.

Giới thương nhân cũng cho rằng, nhu cầu dù vậy cũng không phải tắt hẳn và Thổ Nhĩ Kỳ cần điều chỉnh giá của họ thấp xuống nếu họ muốn bán ra. Tuy vậy, theo nguồn tin Reuters, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn sàng giảm gía bán và quyết định tập trung phục vụ nhu cầu trong nước cho đến khi giá thế giới hồi phục.

Thời tiết dễ chịu tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tháng qua có nghĩa là hoạt động xây dựng nơi đây sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian còn lại của mùa đông và điều này hỗ trợ tốt cho giá thép.

Giá thép phế liệu tại thị trường này tuần này đạt 445 – 455 USD/tấn, C&F, giảm so với mức 495 – 522 USD/tấn cách đây 1 tháng. Giá thép thanh vằn trong khi đó chào bán ở 660 – 680 USD/tấn, FOB, so với 690 – 700 USD/tấn của tuần trước.

Tại London, giá phôi giao sau 3 tháng tại Sở giao dịch kim loại LME đứng ở 553 USD/tấn trong tuần này, giảm so với 550 USD/tấn của tuần trước.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo