Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ lạm phát giá lương thực kéo dài đến 2012

Sản lượng ngô của Mỹ năm 2011 dự kiến sẽ bị sụt giảm mạnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Các chuyên gia phân tích thị trường và cả giới chủ kinh doanh nông sản ở Mỹ cảnh báo lạm phát giá lương thực là một nguy cơ có nhiều khả năng kéo dài sang tận năm 2012, một phần do sản lượng ngô của Mỹ năm 2011 dự kiến sẽ bị sụt giảm mạnh.

Theo kết quả khảo sát thực địa hồi tuần trước tại các bang trồng ngô lớn nhất của Mỹ ở vùng Trung Tây như Iowa, Idiana, Illinois..., sản lượng ngô vụ này tại các bang trên chỉ đạt trung bình 147,9 giạ/1 mẫu Anh (1 giạ xấp xỉ 27kg và 1 mẫu Anh bằng 0,4ha), thấp hơn 5,1 giạ so với dự kiến ngày 11/8/2011 của chính phủ và là sản lượng thấp nhất kể từ năm 2005.

Tổ chức Pro Farmer (Ủng hộ Nông dân) của Mỹ cho biết thị trường ngũ cốc thế giới hiện đã giảm nhiệt đôi chút sau khi Nga và Ukraine bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu ban bố năm 2010 sau vụ hạn hán. Năm nay, khối lượng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine dự kiến vượt Brazil, trở thành nước lớn thứ ba xuất khẩu mặt hàng này.

Tuy nhiên, diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch ngô ở Mỹ năm 2011 giảm sẽ có tác động mạnh tới thị trường thế giới, làm tăng nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu.

Mỹ là nước chiếm tới 40% sản lượng ngô hàng năm và chiếm tới già nửa khối lượng xuất khẩu mặt hàng nông sản này của thế giới.

Ngô là một mặt hàng lương thực thiết yếu cả cho người và chăn nuôi. Giá ngô tăng sẽ kéo theo một loạt mặt hàng khác cũng sẽ tăng giá như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và gia cầm.

Giá ngô trên thị trường thế giới trong tháng 6/2011 đã ở mức cao kỷ lục gần 8 USD/giạ và giá ngô thuộc các hợp đồng giao tháng 12 đã tăng 5,8%, lên 7,67 USD/giạ.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo