Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rò rỉ hạt nhân tại Nhật khiến thị trường năng lượng xáo trộn

Giá ga và than đá, 2 loại hàng hóa thay thế chính, đã tăng mạnh kể từ ngày 11/3, ngày xảy ra thảm họa động đất sóng thần kinh hoàng tại Nhật.Giá các mặt hàng nhiên liệu thay thế năng lượng hạt nhân tăng vọt khi Nhật mua ga thay thế cho sản lượng năng lượng hạt nhân và sau khi thủ tướng Đức Angela Merkel quyết định tạm dừng hoạt động 7 lò phản ứng hạt nhân cũ.

Ricardo Leiman, tổng giám đốc của Noble Group, một trong những doanh nghiệp lớn nhất về kinh doanh than đá và các chất khí, cho rằng khủng hoảng hạt nhân của Nhật sẽ đẩy nhu cầu cho các loại hàng hóa năng lượng khác lên cao.

Việc ga tự nhiên hóa lỏng, mặt hàng thay thế tốt nhất cho những trạm năng lượng bị đóng cửa của Nhật trong ngắn hạn, tăng giá làm tăng tính cạnh tranh cho than đá.

Than nhiệt giao trong tháng Tư tại Châu Âu tăng 10,8% kể từ 11/3 lên mức 134 USD/ tấn, trong khi giá ga tự nhiên tại châu Âu tăng 13,4%. Giá điện giao trong tháng tới tại Đức tăng 24% lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2008.

Giá giấy phép thải khí CO2đã leo lên mức cao 27 tháng khi các công ty năng lượng như RWE và Eon của Đức sẽ thải nhiều khí CO2từ việc đốt nhiên liệu hơn.

Gía giấy phép của EU giao tháng Tư tăng hơn 10% kể từ hôm thứ Sáu lên 17,76 Euro/ mét tấn trên thị trường giao dịch kỳ hạn ICE, sàn giao dịch carbon lớn nhất của châu Âu.

Số lượng giao dịch tại sàn ICE đối với kỳ hạn tháng 12 đạt kỷ lục về chất khí ngày 14/3, trong khi sàn giao dịch năng lượng châu Âu, đã chứng kiến ngày kỷ lục về giao dịch kỳ hạn năng lượng.

Tuy nhiên, giá uranium giảm 25% kể từ ngày 14/3 khi các nhà đầu tư nhanh chóng bị mất nhiệt huyết với năng lượng hạt nhân.

Thiery Bros, chuyên gia đối với mặt hàng khí ga tự nhiên của Société Générale tại Paris, dự đoán rằng sẽ có một “sự bức phá mới của khí ga” tại Châu Âu khi các chính phủ cấm một số nhà máy phát triển các dự án năng lượng hạt nhân.

 

(DVT)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo