Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường gạo thế giới tuần 3 – 10/12/2010: nhu cầu từ Indonexia hỗ trợ giá gạo Châu Á

 

* Giá gạo Thái Lan và Việt Nam duy trì ở mức cao

 * Một số khách hàng chuyển sang mua gạo rẻ hơn từ Myanmar, Pakistan
 
Giá gạo Châu Á vững trong tuần qua.

Việt Nam đã nâng giá sàn gạo xuất khẩu sau khi nhu cầu mạnh từ Indonexia trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường gạo Việt Nam đang khá trầm lắng, bởi khách hàng chờ đợi giá giảm hoặc chuyển hướng sang những nguồn cungkhác.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá tăng lên 510 – 520 USD/tấn, FOB, so với 490 – 505 USD/tấn một tuần trước đây. Gạo 25% tấm giá tăng lên 460 – 480 USD/tấn so với 460 – 470 USD/tấn.

Việt Nam đã nâng giá sàn gạo xuất khẩu thêm gần 14%, phản ánh khả năng nhu cầu sẽ tăng hơn nữa từ Indonexia. Indonexia đã tăng gấp đôi nhập khẩu gạo và đang nỗ lực làm đầy các kho dự trữ.

Giá sàn gạo 5% tấm hiện ở mức 540 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 480 USD/tấn.

Mới đây, Cơ quan Quốc gia Indonexia (Bulog) đã mua 230.000 tấn gạo 5% tấm của Thái Lan, kỳ hạn giao cho tới tháng 2/2011, và đang thương lượng để mua thêm 20.000 tấn.

Việc Indonexia mua đã giúp giá gạo Thái vững, với gạo 100% B giá 555 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Tuy nhiên, giá không tăng mạnh bởi nguồn cung cũng tăng. Do giá gạo Thái Lan và Việt Nam tương đối cao, một số khách hàng đã chuyển sang nguồn cung Pakistan và Myanmar, những nơi cũng đang thu hoạch lúa, với giá chào bán thấp hơn. Tháng qua, Myanmar đã bán gạo 25% tấm với giá 400 USD/tấn.

Trước đợt mua này, Indonesia đã mở thầu gạo và nhập 100000 tấn gạo 5% tấm của Thái Lan. Trong khi đó Cơ quan hậu cần Lương thực Indonesia (Bulog) đang tăng sức ép đối với Việt Nam để giao hàng hết 500 ngàn tấn trong tháng 12/2010. Mahendra Siregar thư trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết Chính Phủ cũng đang xem xét khả năng sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu gạo. Mức thuế hiện nay là 450 rupiah cho 1 kg gạo nhập khẩu (khoảng 50 USD/tấn).Tin tức mới cho hay Chính phủ Indonesia sẽ bỏ thuế nhập khẩu gạo của Buglog đến tận tháng 2 năm 2011. Một quan chức cao cấp của Bộ Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa phát biểu rằng Indonesia có kế hoạch nhập khẩu tiếp 250 ngàn tấn gạo. Kế hoạch chi tiết chưa được tiết lộ nhưng ông này thùa nhận lượng gạo có thể được mua của Thái Lan. Lượng gạo này sẽ được nhập cuối năm nay, và tổng lượng gạo nhập trong năm đạt mức 850 ngàn tấn.

Thượng nghị sỹ Philippine Ralph Recto cho biết đang xem xét về khả năng để NFA mua gạo trong nước nhiều hơn thay vì nhập khẩu gạo từ Thái Lan hay Việt Nam

Philippines đang tìm cách kéo dài thỏa thuận về cung cấp lúa gạo từ Việt Nam sẽ hết hiệu lực vào 6/2011 . Philippines tiếp tục muốn Việt Nam cung cấp gạo với khối lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp khi nước này chịu ảnh hưởng bất ngờ bởi thiên tai. Có vẻ như Philippines mong muốn Việt Nam cung cấp gạo trong trường hợp khẩn cấp hơn là lựa chọn duy nhất cung cấp trong tình hình thị trường ổn định. Mới đây Bangladesh cũng đã có một đề nghị như vậy với Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala phát biểu nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong năm 2011, 2012 và sẽ dừng nhập khẩu gạo vào năm 2013.Thượng nghị sỹ Ralph Recto cho biết đang xem xét về khả năng để NFA mua gạo trong nước nhiều hơn thay vì nhập khẩu gạo từ Thái Lan hay Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này là một thách thức không nhỏ đối với Chính Phủ Philippines trong việc thúc đẩy sản xuất lúa gạo nội địa. Trong một phát biểu công khai mới đây, Bộ trưởng Proceso Alcala cho biết NFA sẽ không nhập khẩu gạo nữa mà để cho khu vực tư nhân nhập khẩu gạo với điều kiện là NFA mua lúa gạo trong nước đủ lượng dự trữ cần dùng.

Bănglađét ngày 12/12 đã đấu thầu mua 50.000 tấn lúa mì và 50.000 tấn gạo trắng, một trong những nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và duy trì giá trong nước ổn định.

Chính phủ Bănglađét có kế hoạch nhập khẩu 750.000 tấn lúa mì và 600.000 tấn gạo trong năm kết thúc vào tháng 6/2011.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo