Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường khí gas thế giới ngày 21/9: giá tăng

 Giá khí gas thiên nhiên trên thị trường Mỹ tăng vào lúc đóng cửa ngày 21/9 bởi lại dấy lên lo ngại về cơn bão sẽ mạnh lên ở phía đông Đại Tây Dương.

Khí thiên nhiên kỳ hạn tháng 10 giá tăng 9,7 US cent hay 2,5% đạt 3,919 USD/mmBtu, sau khi giao dịch ở mức 3,811 USD đến 3,998 USD.

Các quan chức hai nước Hàn Quốc và Nga bắt đầu thỏa thuận về hợp đồng khí gas tự nhiên khổng lồ- một kế hoạch có thể tính tới khả năng xây dựng ống dẫn khí đi qua CHDCND Triều Tiên.

Phát biểu tại hội thảo về khí tự nhiên hoá lỏng thế giới diễn ra tai Singapore ngày 21/9,  giám đốc marketing thuộc công ty Ras Laffan Liquefied Natural Gas Co., ông Khalid Sultan al- Kuwari, nhận định cung khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) trên toàn cầu đang đáp ứng đủ nhu cầu. Ông al- Kuwari cho biết Rasgas đã đẩy tăng công suất sản xuất lên 37 triệu tấn, ngay cả khi Qatar, nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới, có kế hoạch tăng tổng công suất lên 77 triệu tấn vào tháng 12 tới. Ông từ chối bình luận về sản lượng của Ragas trong năm nay, hay về việc tại sao Qatar đóng cửa một số dây chuyền sản xuất trong quý II.

Tại hội thảo, Werner, tổng giám đốc phụ trách LNG thuộc BG Group Plc cho biết nhu cầu nhiên liệu sạch này năm nay tăng lên bởi sản lượng công nghiệp tăng. Tiêu thụ LNG ở Châu Á đã tăng 11 triệu tấn, hay 20% trong nửa đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Về những thông tin liên quan, các nhà lãnh đạo bộ, ngành hữu quan của các nước Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ ngày 20/9 đã ký tại Ashkhabad Hiệp định khung về xây dựng Đường ống dẫn khí đốt xuyên Afghanistan. Hiện mỗi nước tham gia dự án cần làm cho văn kiện này tương hợp với các thủ tục trong nước của mình. Theo một số đánh giá, đường ống TAPI có chiều dài hơn 1.600km, công suất thiết kế đạt 30 tỷ m3 khí đốt tự nhiên một năm, giá thành xây dựng ước tính lên tới gần 4 tỷ USD.

Các bên cũng đã ký nghị định bổ sung Hiệp định về mua-bán khí đốt tự nhiên và thống nhất dự thảo Hiệp định giữa các chính phủ Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ về thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt TAPI. Dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Afghanistan, mà qua đó khí đốt của Turkmenistan sẽ được chuyển tới Pakistan, sau đó đi tiếp tới Ấn Độ, đã được tích cực xúc tiến ngay từ dưới thời Tổng thống đầu tiên của Turkmenistan, ông Saparmurat Niyazov. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Afghanistan đã khiến mọi nỗ lực của những người ủng hộ dự án này bị đóng băng. Hiện nay, các bên đã bày tỏ sự quan tâm trở lại đối với dự án này. Các nước tham gia dự án đã thỏa thuận tiến hành vào tháng 12 năm nay cuộc gặp cấp cao bốn bên tại thủ đô Ashkhabad của Turkmenistan để thông qua quyết định cuối cùng về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt TAPI.

Tại Hàn Quốc, các quan chức tập đoàn gas Hàn Quốc (KOGAS) cho biết ông Alexey Miller- Chủ tịch hãng dầu lửa quốc gia Nga Gazprom, đã tới Hàn Quốc để đàm phán chi tiết. Một quan chức cấp cao KOGAS cho biết "Thỏa thuận đang xem xét nghiên cứu về khả năng sẽ lắp đặt hệ thống ống dẫn gas tự nhiên từ Viễn Đông tới Hàn Quốc đi qua CHDCND Triều Tiên hay khí sẽ được vận chuyển bằng tàu".

Gazprom đã đồng ý xuất khẩu hàng năm 10 tỷ m3 gas cho Hàn Quốc trong giai đoạn bắt đầu từ 2015 tới 2017. Thỏa thuận ban đầu đã được ký tại Moscow tháng tám năm trước trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Hàn.

Hai bên đang nghiên cứu xem khả năng chuyển gas bằng đường ống hay bằng tàu. Nếu bằng ống dẫn thì yêu cầu phải qua CHDCND Triều Tiên, khu vực vốn đang khá căng thằng do nước này thử hạt nhân và bắn thử tên lửa.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin chính quyền Seoul có thể xem xét một khả năng thứ ba- đó là xây dựng đường ống dưới biển nối Vladivostok (Nga) tới thành phố biển phía đông Hàn Quốc Samcheok.

Tuy nhiên, các quan chức KOGAS cho biết hiện họ vẫn chưa có kế hoạch về đường ống dưới biển, bởi đó không phải là lựa chọn tối ưu do yêu cầu kỹ thuật và chi phí tương đối tốn kém.

Hàn Quốc là một trong những nước sử dụng gas tự nhiên lớn nhất thế giới, nhập khẩu 7,8 triệu tấn mỗi năm chỉ để phục vụ sưởi ấm, chủ yếu từ Đông Nam Á và Trung Đông.

Trước đó, Hàn Quốc cũng đã có thỏa thuận độc lập có thời hạn 20 năm, hàng năm nhập khẩu 1,5 triệu tấn khí gas lỏng với hãng Sakhalin Energy.

(Vinanet)

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo