Giá nông sản trên thị trường thế giới đồng loạt giảm trong tháng 11 do nỗi lo khủng hoảng nợ Châu Âu làm nản lòng các nhà đầu tư.
Giá ngô kỳ hạn trên thị trường thế giới giảm trong tháng 11, là tháng đầu tiên giảm trong vòng 6 tháng, kết thúc ở mức 5,56 USD/bushel. Như vậy, trong tháng 11, giá ngô đã giảm 4,7%. Mặc dù vậy, tính từ đầu năm tới nay, giá ngô vẫn tăng 33%.
Lúa mì cũng giảm giá trong tháng qua, với mức giảm 3,4%, kết thúc tháng ở mức 6,93 USD/bushel. Tuy nhiên giá hiện vẫn cao hơn 4,4% so với hồi cuối tháng 7.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin mới đây đã yêu cầu các nước khác dự trữ ngũ cốc để sẵn sàng xuất sang Nga trong trường hợp Nga thiếu ngũ cốc. Điều này đã đẩy giá tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tháng. Nga là nước trồng lúa mì lớn thứ 3 thế giới co tới khi bị hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 5 thập kỷ làm giảm sản lượng cả lúa mì và ngô trong năm nay.
Việc Nga phải nhập khẩu lúa mì và ngô có thể làm gia tăng lượng mậu dịch trên toàn cầu. Trong báo cáo mới đây nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh giảm mức dự báo về xuất khẩu ngô toàn cầu trong năm từ 1/10 xuống 93,2 triệu tấn, so với mức 93,6 triệu tấn dự báo một tháng trước đó, trên cơ sở nguồn cung từ Mỹ dồi dào.
Dự báo sản lượng ngô Mỹ và Trung Quốc có thể giảm do thời tiết thất thường. Trung Quốc có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng ngô trong năm 2009, lần đầu tiên trong vòng 14 năm, do hạn hán.
Chuyên gia Hoa Kỳ cho rằng lượng lúa mỳ nhập khẩu của Trung Quốc có thể tăng lên mức 55 triệu bushel vào năm 2011 so với mức 31 triệu bushel năm 2009
Ông Matt Weimar, phó chủ tịch khu vực của Hiệp hội lúa mỳ Hoa Kỳ (USW) cho biết: “Các nhà chế biến lúa mỳ Trung Quốc cần nhập khẩu thêm lúa mỳ chất lượng cao để trộn lẫn với loại lúa mỳ trong nước có hàm lượng protein trung bình phục vụ việc sản xuất các sản phẩm lúa mỳ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng đối với mặt hàng này. Lượng dự trữ lúa mỳ nhập khẩu của Trung Quốc hiện đang ở mức thấp, do đó thị trường cần được bổ sung thêm nhiều loại lúa mỳ như lúa mỳ cứng hạt đỏ vụ xuân, lúa mỳ mềm hạt trắng và có thể cả lúa mỳ cứng hạt đỏ vụ đông.
“Để chứng tỏ rằng lúa mỳ của Hoa Kỳ là lựa chọn đúng đắn đáp ứng nhu cầu đó”, ông Weimar cho biết: “Chúng tôi đang tập trung phổ biến cho các nhà chế biến lớn về khả năng đảm bảo chất lượng và những đặc tính mà họ cần từ chuỗi cung ứng lúa mỳ của Hoa Kỳ”. Ông Weimar cũng lưu ý rằng USW đang nỗ lực để đào tạo các doanh nghiệp chế biến và chủ các lò bánh mỳ của Trung Quốc về cách sản xuất bột và các sản phẩm chất lượng cao thường được chế biến từ lúa mỳ Hoa Kỳ.
Krueger cho biết, một số chuyên gia phân tích tin rằng Trung Quốc có thể nhập khẩu ngô nhiều hơn từ Hoa Kỳ trong năm marketing này. Đó không phải là một thị trường xuất khẩu lớn cho mặt hàng ngô nhưng mức tiêu thụ thịt tiếp tục tăng và Trung Quốc thực sự không có lựa chọn nào khác ngoài mặt hàng ngô để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài yếu tố sản lượng ngô ở Hoa Kỳ được dự báo giảm và nhu cầu về ethanol hiện nay không còn cao như trước, nhu cầu ngô từ thị trường Trung Quốc đang là yếu tố nâng đỡ giá lúa mỳ của Hoa Kỳ.
Giám đốc nghiên cứu của Liên minh Sản xuất Ngũ cốc ở Moscow, Sergei Shakhovets, nhận định Nga sẽ thiếu 2,5 triệu đến 3 triệu tấn ngũ cốc chăn nuôi vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới, và có thể sẽ phải nhập khẩu để bù vào chỗ thiếu hụt này. Nước này cần nhập khẩu tới 5 triệu tấn ngũ cốc trong năm marketing kết thúc vào 30/6.
Sản lượng ngũ cốc Nga giảm xuống 60,3 triệu tấn trong năm nay, so với 97,1 triệu tấn năm 2009, do hạn hán.
Tranh thủ đợt giảm giá khá mạnh của các mặt hàng ngũ cốc trong hơn 1 tuần trở lại đây, Hàn Quốc – quốc gia nhập khẩu ngô lớn thứ 2 thế giới sau Nhật Bản đã nhập ít nhất 5 cargo ngô và lúa mỳ với tổng khối lượng 275.000 triệu tấn.
Các động thái của Hàn Quốc trong việc nhập khẩu ngô và lúa mỳ - mặt hàng thay thế cho ngô đang được các nhà cung cấp tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ theo dõi khá sát sao. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhập khẩu ngô của Hàn Quốc có thể tăng 6,4% lên mức kỷ lục 9 triệu tấn trong năm 2010-2011.
Thị trường đậu tương tháng 11 không biến động nhiều, với giá chỉ giảm 0,6%. Kết thúc tháng, đậu tương ở mức giá 12,435 USD/bushel.
Đường đã kết thúc tháng 11 với mức giảm 5,4%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 5, kết thúc tháng ở mức 27,55 US cent/lb tại New York và 710 USD/tấn tại London.
Ấn Độ sẽ có dư cung đường trong năm bắt đầu từ 1/10 với sản lượng dự kiến đạt 24,5 triệu tấn, trong khi tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 22,5 đến 23 triệu tấn. Ngoài ra, nước này còn khoảng 5,1 triệu tấn dự trữ từ 2 năm trước.
Mặc dù giảm trong tháng 11, nhưng Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo rằng, giá lương thực trên toàn thế giới đang tăng lên và có thể tiếp tục gia tăng vào năm 2011.
Báo cáo Triển vọng lương thực của tổ chức FAO cho biết với mức sụt giảm lượng tồn kho toàn cầu, sản lượng của các vụ mùa trong năm tới sẽ là yếu tố chính quyết định mức độ ổn định của thị trường quốc tế.
Giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đã leo thang trong vòng 6 tháng qua do thời tiết bất lợi khiến mùa màng bị thiệt hại cũng như các tác động về mặt chính sách đối với tình trạng thiếu hụt nguồn cung của một số nước xuất khẩu và đồng đô la suy yếu.
Giá đường gần đây đã chạm mức kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại đây còn giá cà phê đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 13 năm tính đến thời điểm này. Trong khi đó, giá bông đã tăng hơn gấp đôi; và giá ngô, lúa mỳ và đậu tương tăng lần lượt khoảng 49%, 39% và 35% so với năm ngoái.
Tổ chức FAO cho biết người tiêu dùng có thể có ít lựa chọn nhưng lại phải trả giá cao hơn cho các mặt hàng lương thực. Ngoài ra, cơ quan này cũng lưu ý nông dân có thể lợi dụng tình hình tăng giá bằng cánh đa dạng hóa các loại cây trồng, ví dụ chuyển sang trồng mía và đậu tượng, do vậy có thể không sản xuất đủ lượng ngũ cốc cần thiết.
Báo cáo cho biết đối với các loại ngũ cốc chính, sản lượng phải được tăng lên đáng kể để đáp ứng lượng tiêu thụ và khôi phục lượng dự trữ thế giới.
FAO dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới sẽ giảm 2,1% trong niên vụ 2010/11, trái ngược với dự đoán trong tháng 6 với mức tăng khoảng 1,2%. Ngoài ra, tổ chức này cũng cho biết lượng dự trữ ngũ cốc sẽ giảm 7% so với năm ngoái, lúa mạch giảm 35%, ngô giảm 12% và lúa mỳ giảm 10%. Báo cáo cho biết chỉ có dự trữ gạo là trái ngược, tăng khoảng 6%.
Theo FAO, việc giá cả tăng mạnh có thể khiến giá trị nhập khẩu lượng thực thế giới vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ đô la lần đầu tiên kể từ khi giá cả đạt đỉnh vào năm 2008. Ngoài ra, với áp lực tăng giá của hầu hết hàng hóa thế giới, cộng đồng thế giới phải rất thận trọng đối với bất kỳ cú sốc nguồn cung nào có thể xảy ra trong năm 2011 và nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống đó.
Tổ chức FAO dự báo sản lượng ngũ cốc trong niên vụ 2010/11 sẽ đạt mức 2,22 tỷ tấn, giảm 2,1% so với năm ngoái và lượng tiêu thụ ngũ cốc ở mức 2,25 tỷ tấn, tăng 1,3%. Ngoài ra, sản lượng lúa mỳ sẽ giảm 5,1% chỉ còn 647,7 triệu tấn và lượng tiêu thụ tăng 1,2% lên mức 668 triệu tấn.
Tổ chức FAO cho biết, việc tăng giá nói chung của giỏ lương thực toàn cầu phần lớn là do sự tăng giá của mặt hàng đường trong những tháng gần đây. Sản lượng đường được dự báo tăng 7,75% lên 168,80 triệu tần và mức tiêu thụ tăng 2,15% đạt 166,09 triệu tấn.
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com