Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tranh chấp bầu cử tại Bờ Biển Ngà đẩy giá ca cao lên cao nhất trong 32 năm

Giá cà phê cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 14 năm.

Ca cao: Ca cao giao tháng 5 tăng 61 USD/tấn, lên 3.499 USD/tấn lúc 12:06 chiều trên sàn giao dịch ICE, New York. Đầu phiên, giá đã lên 3.511 USD, mức kỉ lục kể từ tháng 2/1979. Trong gần 3 tháng nay, giá hợp đồng này đã tăng 25%. Theo các thương lái ở đây, giá có thể tăng lên 4.000 USD.

Tại London, giá ca cao giao kì hạn tháng 3 tăng 1,6%, lên 3.702 USD/tấn.

Giá ca cao tăng mạnh gắn với bất ổn chính trị tại Bờ Biền Ngà – quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới. Việc tranh chấp bầu cử tổng thống tại nước này đang diễn ra căng thẳng. Có thể sẽ có các cuộc biểu tình lật đổ tổng thống ở nước này như ở Ai Cập. Ít nhất 6 ngân hàng đã phải đóng cửa trong tuần này do lo ngại an ninh.
 
Cà phê:Cà phê Arabica giao tháng 5 tăng 1,5%, lên 2,73 USD/pound lúc 14 giờ tại sàn ICE, New York. Đầu phiên, giá đã chạm mức 2,759 USD/pound, mức cao nhất kể từ tháng 5/1997.

Cà phê robusta giao cùng kì hạn tăng 32 USD/tấn, tương đương 1,4%, lên 2.337 USD/tấn.

Giá cà phê chè đã tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái. Nhu cầu sử dụng cà phê này trên thế giới ngày càng tăng. Trong khi đó, tình hình cung ứng lại đang có nhiều khó khăn.
Tại Brazil – quốc gia sản xuất cà phê chè lớn nhất thế giới, thời tiết bất ổn trong năm qua đã ảnh hưởng đến sản lượng sang cả năm thứ 2. Giá phân bón tại Columbia đang tăng không ngừng, có thể khiến người trồng cà phê nước này giảm lượng phân cho cây, ảnh hưởng đến mùa vụ.

Theo hãng tin Bloomberg, trữ lượng tại sàn ICE của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2000. Dự báo nguồn cung toàn cầu năm nay về loại cà phê chè sẽ vào khoảng 780 triệu kg.

Theo Bloomberg

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo