Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: Giá cá tra tăng, doanh nghiệp gặp khó

Doanh nghiệp chế biến vẫn còn gặp khó khăn khi xuất khẩu cá tra.

Giá cá tra ở ĐBSCL liên tục tăng vọt. Chiều 24-11, các doanh nghiệp thu mua cá tra nguyên liệu với giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, cao kỷ lục từ trước đến nay. Dù giá tăng nhưng sản lượng cá hiện khan hiếm, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế biến xuất khẩu, nhất là nhu cầu tiêu thụ cuối năm tăng cao.
 
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương, ngành công nghiệp cá tra đang trong giai đoạn khó khăn. Ngoài việc thiếu nguyên liệu trầm trọng, người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn chưa mạnh dạn nuôi mới bởi thiếu vốn đầu tư và các khoản chi phí đầu vào tăng cao.

Mặt khác, vụ tăng mức thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Trong khi một số nước ở châu Âu đang tìm nhiều cách gây khó khăn cho cá tra Việt Nam, bởi cá tra đang có sức cạnh tranh mạnh.

Trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ có biện pháp hỗ trợ nghề cá vượt qua khó khăn, đồng thời tác động với các ngân hàng về việc giải ngân vốn. Bộ cũng đang phối hợp cùng các ngành liên quan hoàn thiện phương án giá sàn cho cá tra trên tinh thần đảm bảo người nuôi có lãi để họ an tâm phát triển nghề cá; ngoài ra có phương pháp kiểm tra các doanh nghiệp không để xuất khẩu ra thế giới với giá thấp làm mất giá trị cá tra Việt Nam.
 
Theo ông Nguyễn Duy Nhứt, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nam Việt,  nhu cầu tiêu thụ cá tra trên thế giới rất lớn, cá tra Việt Nam dư sức cạnh tranh với cá hồi về chất lượng và giá cả (giá cá hồi rất cao, từ 12 - 15 USD/kg).

Mặt khác, những doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam đã xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến châu Âu; đội ngũ kỹ sư giỏi nghề, người nuôi cá rất có kinh nghiệm… Hoàn toàn đủ khả năng để chế biến ra sản phẩm cá tra đạt chất lượng tối ưu, đáp ứng cho mọi thị trường tiêu thụ khác nhau, dù khó tính nhất.

Vấn đề ở chỗ phải lập lại trật tự nghề cá, làm sao liên kết được các doanh nghiệp. cùng đồng lòng, giá cá tra xuất khẩu sẽ được nâng lên. Nếu giá xuất khẩu tăng cao thì doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu cho người nuôi cao lên, đảm bảo lợi nhuận. Từ đó, người dân sẽ quay lại nuôi cá, khi đó nghề cá mới phát triển bền vững. 

(TheoH.LỢI /sggp)

  • Giá thép, xi măng tiếp tục tăng cao
  • Tràn lan giấy tiêu dùng không đảm bảo
  • Căng thẳng giá hàng tết
  • Giá thép tăng lần thứ hai trong tháng 11
  • Tham khảo giá hàng hoá xuất nhập khẩu ngày 26/11/2010
  • Giá thép tăng thêm 300.000đ/tấn
  • Hạn chế điều chỉnh giá thuốc đến hết 2010
  • Tham khảo giá gạo bán lẻ tại Cà Mau ngày 25/11/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo