Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Dế” Nokia vẫn bán chạy nhất ở Việt Nam

Trong quý 2 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu 4,3 triệu máy điện thoại di động, bao gồm cả điện thoại cơ bản và smartphone, giảm 22,5% so với quý trước đó và giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trang Tinhte dẫn báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường IDC cho hay.

Cụ thể, lượng máy điện thoại cơ bản nhập khẩu trong quý 2 giảm 24,5% so với quý 1 và giảm 13,6% so với quý cùng kỳ năm 2010. Trong khi, lượng smartphone nhập khẩu tăng 4,9% so với quý 1 nhưng giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo, chiếm phần lớn số máy nhập về là các máy điện thoại cơ bản, lượng smartphone chỉ chiếm khoảng 9,4%, tăng 2,5% so với quý trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Thị phần tại Việt Nam của các hãng điện thoại di động, trong đó Nokia tiếp tục giữ ngôi đầu với thị phần áp đảo - Nguồn: Tinhte.

Nokia vẫn là hãng bán được nhiều điện thoại nhất ở Việt Nam, chiếm 52,94% thị phần. Samsung chiếm 8,73%, LG 2,68%, HTC 1,3%. Các dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Nam như Q-Mobile chiếm 2,69%, F-Mobile 2,46%...

Với thị phần lớn nhất, nên hệ điều hành Symbian của Nokia cũng đứng đầu ở Việt Nam với 59,76%, về thứ hai là Android với 28,71%. Hệ điều hành Linux được 5,29%, iOS được 2,93%, Windows Mobile/ Windows Phone 7 được 2,32%. Hệ điều hành BlackBerry chỉ chiếm 0,36%, thấp hơn cả MeeGo với 0,52%.

IDC dự báo, lượng nhập khẩu smartphone có thể sẽ tăng khi các nhà mạng muốn thu hút người dùng 3G sử dụng dịch vụ của mình. Ngoài ra, phân khúc smartphone có giá dưới 7 triệu đồng được mong đợi sẽ tiếp tục gia tăng và tạo nên thị trường cạnh tranh.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo