Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá gạo: ăn mắc, xuất rẻ

Trong buổi hội thảo về quản lý ngoại hối sáng 18.4 tại Hà Nội (do Trung tâm đào tạo Pháp - Việt về quản lý và phòng Thương mại và công nghiệp Pháp đồng tổ chức), ông Michel Henry Bouchet, cựu quản lý tài chính các nước vay nợ của ngân hàng Thế giới (WB), nhận định tiền đồng của Việt Nam thực chất không yếu.

Lúa đặc sản Campuchia đang đổ về Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, góp phần làm tăng nguồn gạo dôi dư cho xuất khẩu. Ảnh: HL

Theo ông Bouchet, tiền đồng đã có lúc đi lên trong giai đoạn 2006 - 2010. Nhưng hiện nay, tiền đồng đang suy yếu do áp lực của lạm phát, dự kiến 13% trong năm nay và thâm hụt thương mại cao (9 tỷ USD). Và nếu như dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại thì sẽ gây thêm áp lực cho tiền đồng. Do đó, ông Bouchet cho rằng, tỷ giá hối đoái của VND/USD không phải vấn đề kỹ thuật, được quy định bởi ngân hàng Nhà nước, mà là vấn đề tâm lý, người dân và nhà đầu tư cần có niềm tin vào viễn cảnh dài hạn của Việt Nam.

Ông Bouchet nhận định, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một tốt một biện pháp là áp trần lãi suất huy động với ngoại tệ là 3%/năm, giúp người dân có hứng thú hơn với tiền đồng, với lãi suất 14%. Nhưng điều đó là chưa đủ, Việt Nam cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng “quá nóng” của 5 năm qua. Ưu tiên hiện tại phải là ổn định và tăng trưởng bền vững, phát triển phải là tăng trưởng GDP cộng với các nhân tố giáo dục, quản trị, cơ sở hạ tầng tốt trong dài hạn. Mục tiêu tăng GDP của Việt Nam không hẳn là 7, 8 hay 9%, có thể chỉ là 5%/năm mà không có lạm phát 9 hay 12%. Theo đó, kìm chế lạm phát phải là ưu tiên đầu tiên, ông nói.

Bên cạnh đó, cắt giảm chi tiêu công không còn là lựa chọn kinh tế nữa mà là lựa chọn chính trị, nên rà soát lại danh sách đầu tư trong 5 năm tới, để có ưu tiên cao cho viễn cảnh kinh tế dài hạn của Việt Nam. Cũng theo ông Bouchet, bất động sản không nên nằm trong danh sách ưu tiên, thay vào đó là giáo dục, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, du lịch, bán lẻ…

Giáo sư Michel Henry Bouchet là người đứng đầu trung tâm Tài chính toàn cầu của trường SKEMA (Pháp) kiêm giám đốc chiến lược quỹ quản lý cổ phần toàn cầu Biển Bắc. Ông từng làm việc tại Văn phòng Thủ tướng Pháp, đảm trách các cương vị quan trọng về ngân hàng quốc tế, như Điều hành các vấn đề rủi ro quốc gia tại BNP, Điều hành tài chính mảng các nước vay nợ của Ngân hàng Thế giới, học viện Tài chính quốc tế ở Washington D.C…

(Theo Việt Anh/sgtt)

  • Giá phân bón lại sắp tăng
  • Giá cà phê giảm 700 nghìn/tấn
  • Giá cà phê arabica cao nhất trong 14 năm do lo ngại nguồn cung từ Brazil
  • Giá gạo Việt Nam ngang giá gạo Thái Lan
  • Giá cà phê lên gần 48.000 đồng/kg
  • Giá thuốc lại tăng mạnh
  • Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao
  • Giá lúa, gạo tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo