Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Hạ nhiệt' giá thuốc

Ngoài biện pháp tăng cường kiểm tra, siết chặt kê khai giá, ưu tiên nhập khẩu thuốc hiếm…, Bộ Y tế còn đang chuẩn bị phương án đưa nhiều mặt hàng thuốc dự trữ lưu thông ra bán trên thị trường, nhằm cân bằng cung cầu, hạ nhiệt thị trường dược phẩm từ nay tới Tết nguyên đán…

Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ có thể giữ ổn định thị trường thuốc trong một thời gian ngắn bởi điều mà người bệnh mong đợi là một “chiến lược” dài hơi và đủ mạnh để có thể “ghìm chân” giá thuốc vốn luôn chực chờ phi mã.

Bán thuốc dự trữ để ổn định thị trường


Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, Bộ Y tế đang tập trung triển khai nhiều biện pháp để hạ nhiệt thị trường thuốc chữa bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giữ ổn định giá các mặt hàng thiết, trong đó có thuốc chữa bệnh. Trong những giải pháp được triển khai tới đây, đáng chú ý là việc Bộ Y tế sẽ dùng thuốc dự trữ lưu thông để bán ra thị trường với giá thấp để bình ổn giá. Bởi lẽ trong kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc quốc gia có cho phép trong trường hợp cần thiết, nhất là khi thị trường dược có biến động, Bộ Y tế được phép tung thuốc ra thị trường bán với giá bằng hoặc thấp hơn thị trường. Theo ông Cường, hiện nay, 3 công ty nhà nước tham gia kế hoạch dữ trự này là các Công ty Dược phẩm trung ương 1, 2 và 3 đã chuẩn bị sẵn sàng một lượng lớn thuốc với trên 3.500 mặt hàng sẵn sàng đưa ra thị trường bán. Đây chủ yếu là những loại thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, có xu hướng tăng giá được bán để cân bằng cung cầu.

Cùng với phương án trên, Bộ Y tế cũng chuẩn bị một phương án khác là dùng số kinh phí dự trữ lưu thông thuốc hiện nay khoảng 330 tỷ đồng để mua những loại thuốc độc quyền, thuốc đặc trị ngoại nhập với giá hiện hành và bán ra thị trường với giá thấp hơn nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Đại diện Cục Quản lý dược cho biết, hiện cả 2 phương án trên đang được các đơn vị liên quan hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để sớm đưa vào thực hiện trong tháng này. Cùng với đó,  Bộ Y tế sẽ triển khai đồng loạt các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để kiểm soát giá thuốc trên toàn quốc. Ưu tiên giải quyết đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, đặc biệt là thuốc hiếm và tiến hành siết chặt việc kê khai lại giá thuốc và hạn chế tối đa, thậm chí chưa chấp nhận việc điều chỉnh tăng giá thuốc, trong thời gian này.

Ngoài biện pháp tăng cường kiểm tra, siết chặt kê khai giá, ưu tiên nhập khẩu thuốc hiếm…, Bộ Y tế đang chuẩn bị phương án đưa nhiều mặt hàng thuốc dự trữ lưu thông ra bán trên thị trường, nhằm cân bằng cung cầu, hạ nhiệt thị trường dược phẩm từ nay tới Tết nguyên đán…

Cần biện pháp dài hơi

Rõ ràng, hầu hết những giải pháp mà Bộ Y tế đang thực hiện để “hạ hỏa” giá thuốc xem ra không có nhiều mới mẻ, nhưng với việc phải thực hiện tới giải pháp dùng cả thuốc thuốc dự trữ và kinh phí dữ trữ quốc gia sẽ giúp cung - cầu thị trường dược trong thời gian tới ổn định, đồng nghĩa với việc giá thuốc sẽ ít tăng bất thường hơn.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, những giải pháp trên chỉ có thể hiệu quả ổn định giá thuốc trong một thời gian ngắn, nếu không nói tức thời. Do đó nếu không có những biện pháp quản lý dài hơi thì giá thuốc sẽ vẫn cứ tăng đều như bấy lâu nay. Để ổn định dược giá thuốc lâu dài, tránh ảnh hưởng tới người bệnh, Bộ Y tế cần phải sớm có quy định yêu cầu các doanh nghiệp dược trong nước phải công bố giá thuốc nhập khẩu và giá bán, ngoài ra phải tham khảo thêm giá của những mặt hàng thuốc tương tự tại các thị trường giống Việt Nam để làm cơ sở so sánh về giá. Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập nhằm giảm giá thuốc trúng thầu vào bệnh viện. Bên cạnh đó phải triển khai việc thực hiện quy hoạch và phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm giảm dần sự phụ thuộc từ nguyên liệu tới các loại thuốc chuyên khoa, thuốc độc quyền của nước ngoài.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, từ đầu năm tới nay, trong 11 hàng thiết yếu tăng giá thì giá thuốc tăng trung bình 3,5%. Tuy nhiên trong đó có nhiều mặt hàng thuốc ngoại nhập, thuốc đặc trị tăng giá rất mạnh gây biến động thị trường. Ngoài ra, còn không ít loại thuốc, kể cả thuốc được sản xuất trong nước cũng “té nước theo mưa” tăng giá bất hợp lý gây ảnh hưởng mạnh tới người bệnh. Được biết, đến nay, Cục Quản lý dược và Sở Y tế các địa phương đã nhận được khoảng 1.600 hồ sơ của các doanh nghiệp xin kê khai và kê khai lại giá thuốc theo hướng điều chỉnh tăng giá thuốc, phần lớn là những loại thuốc thông thường.

(Báo Đất Việt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo