Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng Tết ở siêu thị ít có khả năng tăng giá

picture
Thời điểm này, các siêu thị đều đã có kế hoạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vào dịp Tết.

Hiện trên 50% khối lượng hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị để phục vụ vào dịp Tết đã về đến kho. Dự kiến đến trung tuần tháng 12, con số này sẽ đạt khoảng 80%.

“Lượng hàng hóa còn lại chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả tùy thuộc vào sức tiêu thụ sẽ được chuyển dần về kho của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết.

Cụ thể, Big C đã chuẩn bị lượng hàng tăng khoảng 25 - 30% so với năm trước, gồm 600 tấn thịt nguội, 700 tấn rau, củ, quả chủ đạo trong mùa Tết như: dưa hấu, bưởi, bắp cải, cà chua…

Về các loại bánh kẹo đóng hộp phục vụ Tết, tại siêu thị này hàng Việt vẫn chiếm trên 90% với các nhãn hiệu đã khá quen thuộc là Kinh Đô, Vinamit, Bibica, Hải Hà…

Không chỉ có vậy, các mặt hàng phi thực phẩm như đồ gia dụng và trang trí nhà cửa vào dịp Tết năm nay mẫu mã cũng rất đa dạng. Theo bà Nguyễn Thanh Huyền, cán bộ truyền thông của Big C, siêu thị đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá và cố gắng bình ổn giá cả các mặt hàng trong thời gian bán hàng Tết.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cũng đã xây dựng kế hoạch khai thác, dự trữ và cung ứng hàng hóa ra thị trường trong dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2012 gồm: 1.061 tấn gạo, 542 tấn thịt, 2.424 tấn thực phẩm chế biến, 575 tấn rau củ quả... Tổng lượng dự trữ hàng hóa, dịch vụ khoảng 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán 2011.

Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Hapro cho hay, theo ước tính của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2012 sẽ tăng từ 20 - 22% so với các tháng trong năm và Hapro sẽ đảm bảo lượng hàng cung ứng đầy đủ phục vụ người tiêu dùng.

Ngoài ra, Hapro còn có kế hoạch tổ chức 40 chuyến bán hàng lưu động tại các quận nội thành Hà Nội với các mặt hàng thiết yếu như: thịt, rau, củ quả tươi, giò, nem… và phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội tổ chức 13 phiên chợ Tết, tại 13 huyện để phục vụ nhân dân.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong cao điểm mua sắm cuối năm và dịp Tết, hệ thống siêu thị Co.opMart cũng đã tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp 4 lần so với tháng kinh doanh bình thường. Tổng lượng hàng được dự trữ là 24.000 tấn với tổng số vốn là 2.800 tỷ đồng.

Về giá cả, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam - đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart nhìn nhận, năm nay, giá của hầu hết các mặt hàng đều đã đứng ở mức cao, nên ít có khả năng tiếp tục điều chỉnh. Ngay cả đối với mặt hàng bánh kẹo thì mức điều chỉnh đã được áp dụng cũng chỉ ở mức rất nhỏ khoảng 5%.

Nhưng hiện nay kênh phân phối hiện đại này mới chiếm khoảng 20%, còn lại các cửa hàng và chợ truyền thống vẫn là địa điểm mua sắm chính của người dân. Vì vậy, theo ông Vũ Vinh Phú, từ ngày 23/12 (âm lịch) trở đi, giá bán của một số mặt hàng như hoa quả, hải sản tươi sống, thịt lợn, gà trống... sẽ vẫn tăng đáng kể so với trước đó.

(Theo Vneconomy)

  • Xe máy nội hồi phục
  • Mua vé 100.000 đồng của VietJetAir có dễ?
  • Giá vé máy bay nội địa cao nhất có thể lên tới 5 triệu đồng
  • Giá đường giảm nhờ nguồn cung tăng
  • Kinh doanh khí thải
  • "Rửa xe chân dài" không còn đất sống ở Hà thành
  • Kim cương nhân tạo : Xu hướng tiêu dùng mới
  • Thị trường di động sắp đến thời tăng cước?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo