Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng thiết yếu tăng giá trong nửa đầu tháng 3

 Tâm lý chưa thật ổn định sau nhiều xáo trộn đến từ điều chỉnh giá bán một loạt mặt hàng quan trọng như xăng dầu, điện...

Theo báo cáo tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 3 của Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), giá các mặt hàng thiết yếu trong nước nhìn chung tăng so với cùng kỳ tháng 2/2011.

Theo Cục Quản lý Giá, thị trường lúc này chịu nhiều tác động trái chiều từ xu hướng giá cả trong nước và thế giới, nhưng đồng thời cũng đón những động thái chính sách quản lý và điều hành chính sách vĩ mô mới.

Tâm lý chưa thật ổn định sau nhiều xáo trộn đến từ điều chỉnh giá bán một loạt mặt hàng quan trọng như xăng dầu, điện..., hay quy định mới về quản lý thị trường ngoại hối, vàng... cũng tác động đến giá cả thị trường, dẫn đến những biến động ở phía cung và cầu.

Điểm lại Báo cáo của Cục, giá một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, xi măng, sắt thép, khí hóa lỏng LPG, thuốc chữa bệnh đều tăng hơn so với cùng kỳ tháng trước. Một số khác chỉ dừng ở mức ổn định chứ chưa dễ giảm giá.

Theo Cục Quản lý Giá, trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định ở mức 475-520 USD/tấn với gạo 5% tấm, và gạo 440-490 USD/tấn với 25% tấm, giá lúa gạo tăng khoảng 300-500 đồng/kg ở miền Bắc do bước vào thời kỳ giáp hạt; và 150-500 đồng/kg ở phía Nam do chính sách tăng mua dự trữ.

Với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đáng chú ý là giá thịt lợn tiếp tục tăng khoảng 5.000 đồng/kg ở cả miền Bắc và miền Nam, cùng với diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn còn phức tạp.

Trong khi đó, giá một số loại rau củ tươi dù chưa bằng với mức giá cùng kỳ tháng trước nhưng đã tăng trở lại so với thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2011, chủ yếu do yếu tố tâm lý bị tác động bởi giá dầu, giá điện tăng và một số loại rau đã hết vụ.

Cùng với thị trường xây dựng đang khởi động trở lại, giá xi măng trên thị trường tiếp tục tăng khoảng 50 nghìn đồng/tấn ở phía Bắc và 20 nghìn đồng/tấn tại phía Nam. Với mặt hàng sắt thép xây dựng, giá thị trường đã được điều chỉnh tăng so với cuối tháng 2, khoảng 100 nghìn đồng/tấn tại phía Bắc và 500 nghìn đồng/tấn khu vực miền Trung và miền Nam.

Mặc dù giá dầu thế giới vẫn trong xu hướng tăng, ở trong nước giá xăng dầu không thay đổi kể từ khi điều chỉnh tăng trong khoảng 2.110-3.550 đồng/lít (kg) tùy loại từ ngày 24/2. Tuy nhiên, khí hóa lỏng LPG không chịu sự kiểm soát chặt về giá bán đã biến động theo các nhân tố mới từ thế giới và trong nước.

Do ảnh hưởng của giá LPG nhập khẩu trên thị trường thế giới và do giá xăng dầu, điện, chi phí vận chuyển... điều chỉnh tăng, từ ngày 1/3/2011 các doanh nghiệp kinh doanh LPG đã điều chỉnh giá bán lẻ trong nước tăng  khoảng 9-13 nghìn đồng/bình 12kg.

Cũng do tác động trực tiếp của các yếu tố tỷ giá, xăng dầu, điện... dù không có hiện tượng giá thuốc tăng đồng loạt, bất hợp lý nhưng một số loại thuốc chữa bệnh đã bắt đầu tăng giá.

Riêng mặt hàng đường, sau khi Bộ Tài chính điều chỉnh giảm thuế suất từ 25% xuống mức 15%, giá đường trắng trong nước ổn định so với cùng kỳ tháng 2, khoảng 21-24 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, giá đường thế giới vẫn đang được hỗ trợ mạnh do nguồn cung hạn chế.

(NDHMoney)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo