Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường Tết

picture
Hàng hóa sản xuất trong nước phục vụ tiêu dùng Tết đã chiếm lĩnh được tới 85-95% thị phần.

Tổng hợp tình hình giá cả thị trường thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão, Bộ Tài chính khẳng định: “Thị trường sôi động, sức mua tăng khoảng 20-25% so với cùng kỳ Tết năm trước, lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, không có hiện tượng thiếu hàng song giá cả thị trường có tăng”.

Theo Bộ Tài chính, điểm đáng chú ý nhất trong xu hướng tiêu dùng năm nay là hàng hóa sản xuất trong nước phục vụ tiêu dùng Tết đã chiếm lĩnh được tới 85-95% thị phần. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại có khối lượng hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tới 95% lượng hàng hóa phục vụ Tết và được tiêu thụ mạnh như các loại thực phẩm tươi sống, rau quả, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nguội, bánh kẹo, đồ uống...

Chỉ số giá tiêu dùng tính từ 15/12/2010-15/1/2011 tăng 1,74% đã tiếp tục nhích lên và có những biến động trái chiều. Theo đó, một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do Nhà nước định giá được giữ ổn định, có loại giảm giá, đồng thời, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá thấp hơn giá thị trường 5-10%.

Từ ngày 5/2/2011, nhiều siêu thị và chợ dân sinh ở các thành phố lớn đã hoạt động trở lại. Đáng chú ý, ngay từ mùng 2 Tết, 200 điểm bán hàng bình ổn giá của Hệ thống siêu thị Coop Mart đã mở cửa. Theo khảo sát của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhu cầu tiêu dùng, lượng cung ứng hàng hóa trên thị trường những ngày đầu năm thấp hơn nhiều so với những ngày trong Tết và chủ yếu chỉ tập trung vào các loại hàng như thịt gia súc, gia cầm, cá, rau, củ quả... Giá cả các mặt hàng này cơ bản đứng ở mức giá ngày 30 Tết.

Tại hệ thống chợ dân sinh ở Hà Nội, Tp.HCM, giá thịt lợn, thịt bò, thịt gà tăng nhẹ khoảng 5% so với ngày 30 Tết nhưng ở Bình Định, Tiền Giang, Nghệ An và một số tỉnh khác cơ bản vẫn bình ổn như giá trong Tết. Giá một số loại cá ở Hà Nội giảm khoảng 5% nhưng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại tăng 5%. Các loại rau, củ quả ở Hà Nội và nhiều tỉnh vẫn giữ như mức giá trước Tết, riêng Tp.HCM nhích nhẹ lên khoảng 5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội từ 15/12/2010 -15/1/2011 đạt 145.176 tỷ đồng, tăng 1,12% so với tháng 12/2010 và tăng 18,33% so với cùng kỳ năm 2010. Từ ngày 15/1/2010-2/2/2011, tổng mức bán lẻ ước tính tăng khoảng 20% - 25%.

Về công tác đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịch vụ, hầu hết các bộ, ngành, các địa phương trong cả nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết thông qua các biện pháp huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng được triển khai tích cực. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 28/12/2010, có 42 tỉnh, thành phố đã triển khai sớm phương án ứng vốn không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu của chương trình này chiếm 20-30% nhu cầu thị trường và được bán với giá bình ổn đã có tác động giải tỏa kéo mặt bằng giá thị trường chung không tăng quá cao.

Về công tác điều hành giá, Bộ Tài chính chủ trương tiếp tục giữ ổn định giá bán điện, giá bán than cho tất cả các hộ tiêu dùng than trong nền kinh tế, giá nước sạch, giá cước vận tải hành khách bằng xe buýt trong đô thị... Đối với xăng dầu, cơ quan này chủ trương tiếp tục sử dụng Quỹ bình ổn giá với con số cả năm khoảng 3.500 tỷ đồng. Công cụ thứ hai được áp dụng để bình ổn giá mặt hàng này là giảm thuế nhập khẩu, theo đó, tổng số tiền giảm thu do giảm thuế theo Thông tư 07/2011 ước tính khoảng 7.500 tỷ đồng.

Riêng Bộ Tài chính đã thực hiện các biện pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu thông giảm áp lực tăng giá, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịch vụ. Cụ thể, hệ thống hải quan tổ chức thông quan hàng hóa kịp thời, hệ thống thuế kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí. Cơ quan này cũng cho phép giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng nhập khẩu.

Các ngành, địa phương cũng tích cực tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chuẩn bị lực lượng hàng hóa, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, nhất là việc giám sát các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi dự trữ hàng hóa. Bộ Tài chính tổ chức 3 đoàn đi kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm ở ba miền. Tp.HCM kiểm tra 30 điểm bán hàng tại các cửa hàng, siêu thị, đại lý của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá thị trường của thành phố.

Kết quả, đoàn kiểm tra của Tp.HCM đã lập 123 biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giá và xử phạt 192,14 triệu đồng. Riêng trong tháng 1, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 10.207 vụ, xử lý 5.913 vụ, tổng mức thu phạt là 20,5 tỷ đồng.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo