Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều loại ximăng tăng giá

 Ngày 30-3, nhiều cửa hàng bán ximăng cho biết đã nhận được thông báo điều chỉnh giá bán của nhiều thương hiệu ximăng với mức tăng 150.000 đồng/tấn, bắt đầu áp dụng từ ngày 1-4.

Cụ thể, giá ximăng giao tại nhà máy của Hà Tiên 1 giữ mức 1,56 triệu đồng/tấn, Nghi Sơn khoảng 1,57 triệu đồng/tấn, Fico khoảng 1,5 triệu đồng/tấn... Hà Tiên 1 cũng điều chỉnh giá bán ximăng rời chưa đóng bao tăng thêm 120.000 đồng/tấn, tính ra giá bán giao tại nhà máy cho loại ximăng này ở mức 1,48 triệu đồng/tấn.

Theo ông Võ Văn Vân - người công bố thông tin của Công ty cổ phần Hà Tiên 1, kế hoạch tăng giá bán đã được công ty gửi đến Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) theo đúng quy định. Nguyên nhân điều chỉnh tăng giá là do giá nhiên liệu đầu vào tăng cao như: giá xăng dầu, giá điện, giá than, lãi suất...khiến giá thành sản xuất ximăng tăng 22-30%, trong khi giá bán mà Hà Tiên 1 điều chỉnh chỉ tăng khoảng 10,8%.

Các đại lý bán lẻ cho biết việc lấy hàng từ các đại lý cấp 1 mấy ngày qua gặp nhiều khó khăn, có nơi không giao hàng vì muốn chờ giá mới. Bà Hoàng Anh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Hoàng Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), cho biết gọi hàng từ năm ngày trước nhưng chỉ được cung ứng nhỏ giọt. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở các thương hiệu được ưa chuộng tại khu vực TP.HCM như Hà Tiên 1, Holcim... Giá ximăng bán lẻ ngoài thị trường tự do cũng đã được đẩy lên theo giá mới, 83.000-85.000 đồng/bao (tùy nơi).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Văn Vân khẳng định thông tin Hà Tiên không đưa hàng ra thị trường là “không chính xác” và “Hà Tiên 1 vẫn giao hàng bình thường theo kế hoạch sản xuất”. Theo ông Vân, chỉ tính riêng trong ngày 29-3, Hà Tiên 1 đưa ra 18.500 tấn ximăng thông qua các khu vực Bình Phước, Phú Hữu (Q.9), Thủ Đức, Long An và Kiên Lương. Cũng theo ông Vân, tính đến cuối tháng 3-2011, Hà Tiên 1 đã tiêu thụ 400.000 tấn so với kế hoạch sản xuất 475.000 tấn, đưa tổng mức tiêu thụ trong quý 1-2011 gần 970.000 tấn, tăng 2,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Tuổi trẻ)

  • Giá cả tiếp tục leo thang
  • Ngày 29/3, giá cà phê trong nước ở mức 47.200 - 47.400 đồng/kg
  • Giá lúa gạo tăng trở lại
  • PV Gas và Petrolimex chưa tăng giá bán gas
  • Thức ăn chăn nuôi tăng giá 12-15%
  • TP Hồ Chí Minh: Giá gas đồng loạt tăng 14.000 đồng/bình
  • Thép bất ngờ giảm giá
  • Giá cà phê tăng lên 47.400 đồng/kg
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo