Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những hàng hot chưa niêm yết

Một sản phẩm của Masan Consumer
Ngành Thực phẩm-đồ uống đang là lĩnh vực tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây và ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế. Ngành này có khá nhiều doanh nghiệp lớn Vinamilk, Kinh Đô, Đường Quảng Ngãi, Habeco, Sabeco, Masan Consumer...
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà đa số các ông lớn này vẫn chưa thực hiện niêm yết. Trong năm 2011, lợi nhuận của Đường Quảng Ngãi và Masan Consumer tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, lần lượt là 136% và 80%. Dưới đây là 3 doanh nghiệp chưa niêm đang "hot" trong lĩnh vực này.

Đường Quảng Ngãi (QNS)

Trong khi phần lớn các công ty đường chủ yếu chỉ kinh doanh đường và một số sản phẩm liên quan như mật rỉ, cồn… thì QNS có một hệ thống các sản phẩm khá phong phú từ đường, sữa đậu nành (Vinasoy, Fami), bánh kẹo (Biscafun) đến bia, nước giải khát…

Trong đó, hai sản phẩm chính là đường và sữa đậu nành chiếm lần lượt là 36% và 29% tổng doanh thu năm 2011.

Tổng doanh thu năm 2011 của QNS đạt 4.152 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2010.

Lợi nhuận sau thuế tăng 136% từ 245 tỷ lên 578 tỷ đồng, tương ứng EPS đạt 2.07 đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2011, QNS có 650 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng – tức nhiều gấp đôi vốn điều lệ và bằng 2/3 vốn chủ sở hữu tại thời điểm đó.

Trong tháng 4-2012, QNS đã trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 592 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của QNS giai đoạn 2007-2011

Một điểm đáng chú ý là công ty có truyền thống đặt kế hoạch lợi nhuận rất thấp. Năm 2011, công ty đặt kế hoạch 63.4 tỷ đồng nhưng đạt được tới 578 tỷ đồng – gấp 9 lần kế hoạch.

Kế hoạch đặt ra cho năm nay là 124,2 tỷ đồng LNST, bằng 21% thực hiện năm 2011.

Masan Consumer (MSC)

Kết thúc năm 2011, Masan Consumer đạt 2.253 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 80% so với năm 2010, EPS đạt 9.348 đồng.

Đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng lợi nhuận của MSC trong năm vừa qua là doanh thu tài chính tăng đột biến từ 151 tỷ lên 1.006 tỷ đồng – chủ yếu là lãi từ gửi ngân hàng và tiền cho vay.

Sau khi bỏ ra 1.069 tỷ đồng để mua hơn 50,25% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa, MSC vẫn còn gần 5.500 tỷ đồng tiền mặt tại thời điểm cuối năm 2011. Đầu năm 2011, quỹ đầu tư KKR đã rót 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của công ty.

Mới đây, MSC đã chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 và phát hành cổ phiếu ESOP, qua đó tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng lên 5.013 tỷ đồng.

Phần lớn doanh thu, lợi nhuận của MSC trong những năm qua đến từ mảng nước chấm gồm nước tương, nước mắm, tương ớt.

Mảng kinh doanh này chiếm tới 64% doanh thu và 82% lợi nhuận ròng trong năm 2011.

Mảng mì ăn liền chiếm 26% doanh thu và 15% lợi nhuận.

Theo MSC, công ty chiếm 3/4 thị phần nước mắm, nước tương và 17% thị phần mì ăn liền.

Trong năm 2012, MSC đặt mục tiêu đạt tối thiểu 14.000 tỷ đồng doanh thu và 3.500 tỷ đồng LNST.

Cồn rượu Hà Nội (Halico)

Halico từng có một thời gian có kết quả kinh doanh ấn tượng, tuy nhiên, những năm gần đây lại không có điểm gì đặc biệt, thậm lợi nhuận còn giảm sút.

Hai năm 2008 và 2009, EPS của công ty đều đạt trên 20.000 đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 220 tỷ nhưng sang năm 2010 giảm đột ngột xuống còn 129 tỷ và năm 2011 giảm tiếp xuống 116 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cổ phiếu Halico vẫn hot khi được hãng rượu Anh Quốc Diageo mua lại 30% cổ phần, tương ứng 6 triệu cổ phiếu với mức giá 213.600 đồng/cp – mức giá này gấp 37 lần lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2011 của Halico.

Mới đây, Diageo tiếp tục chào mua tiếp 3,14 triệu cổ phiếu cũng với mức giá trên.

Nếu Diageo thực hiện đợt chào mua này thành công thì sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên 45,7%, công ty mẹ của Halico là Habeco đang nắm giữ 54,3%. Khi đó sẽ không còn cổ phiếu Halico lưu hành tự do trên thị trường.

Diageo là công ty sở hữu các thương hiệu Johnnie Walker, Smirnoff, Bailey… còn sản phẩm chính của Halico là rượu Vodka Hà Nội.

Kế hoạch năm 2012 của Halico là 1.090 tỷ đồng doanh thu và 120 tỷ đồng, tăng 2-3% so với thực hiện năm 2011. Trong quý I năm nay, công ty đạt 34 tỷ đồng LNST, giảm 30% so với mức 48,7 tỷ đồng của cùng kỳ.
 
(Theo TTVN)

  • Giá xăng giảm 700 đồng/lit
  • Giá gas bất ngờ tăng 11 nghìn đồng/bình
  • Nghịch lý giá gas
  • Chịu thua thực phẩm bẩn?
  • Ði tìm mô hình bán lẻ cho Hà Nội
  • Sim rác vẫn loạn thị trường
  • Sắp thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
  • Giá xăng giảm 800 đồng/lít
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo