Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao

Không chỉ đau đầu với chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp còn vật lộn với chuyện làm sao bán được hàng. Ảnh: Minh Tâm

Sức mua ở hàng loạt mặt hàng tiêu dùng như may mặc, đồ gỗ… trong tháng 4 vẫn ở mức thấp khiến chỉ số tồn kho tiếp tục cao. Để không bị giam vốn ở hàng tồn, các doanh nghiệp đã phải liên tục điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Không dám đòi tiền hàng vì ế

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 cho hay, sức mua ở mặt hàng quần áo hiện nay rất thấp.

Bằng chứng là khối lượng hàng tiêu thụ của công ty này đã giảm 30 - 40% so với cùng kỳ. “Hiện tại, tiêu thụ quần áo thời trang ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng như ở các nhà phân phối là các siêu thị đều rất chậm. Vì vậy, đơn đặt hàng cũng giảm dần số lượng. Các hợp đồng đặt may đồng phục từ các ngân hàng, công ty cũng giảm bớt”, ông Toàn nói.

Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp may chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho nữ giới vào các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, Vinatex Mart… không muốn nêu tên cho biết, hiện tại các công ty may đang đua nhau bán dưới giá vốn bằng cách khuyến mãi, giảm giá vài chục phần trăm để mong bán được hàng, có tiền trả lãi ngân hàng.

Vậy nhưng, tình hình tiêu thụ vẫn không được cải thiện bao nhiêu. Ông kể, hàng công ty ký gửi ở một siêu thị đã lâu nhưng không dám yêu cầu thanh toán bởi vì sợ bị trả lại khi bản thân siêu thị cũng không bán được hàng. “Để ở đó, bán được cái nào hay cái đó. Còn hơn là mang về kho còn xót xa hơn”, ông này nói.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM, cho rằng hiện tình trạng tồn kho chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Tuy nhiên, lượng doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa chiếm không nhiều trong toàn ngành dệt may. Nên, thực tế, ngành này tồn kho không cao, vì doanh nghiệp chủ yếu sản xuất xuất khẩu theo đơn hàng của khách hàng. Trong khi đó, lượng đơn hàng xuất khẩu trong ngành hiện đã giảm 15% ở doanh nghiệp lớn, và khoảng 20-30% ở doanh nghiệp nhỏ.

Ở mảng hàng thủ công mỹ nghệ, ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần mỹ thuật Gia Long cho hay, tình hình tiêu thụ ở nhiều doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn, lượng hàng tồn kho đã lên mức báo động.

Sức mua thấp đã khiến tình hình tồn kho của nhiều ngành hàng ở mức cao. Theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1-4, chỉ số tồn kho đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao có thể kể đến như sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng gần 102%; chế biến và bảo quản rau quả tăng gần 95%; các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng trên 90%%; phân bón và hợp chất ni tơ tăng trên 63%; xi măng tăng trên 44%; mô tô xe máy tăng gần 39%; xe có động cơ tăng gần 32%; chế biến và bảo quản thủy sản, sản phẩm từ thủy sản tăng trên 35%.

Sản xuất theo đơn đặt hàng

Theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), do nhiều dấu hiệu khó khăn đã xuất hiện từ cuối năm ngoái nên nhiều doanh nghiệp cũng đã có sự điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh. Ông Mạnh nhận xét, mặc dù ngân hàng đã bắt đầu hạ lãi suất, nhưng với mức lãi suất 16-17% như hiện nay thì việc vay vốn lưu động để mua nguyên vật liệu, trả lương lao động… vẫn không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vì vậy, riêng đối với mảng đồ gỗ xuất khẩu, doanh nghiệp phải nhìn vào tình hình đơn hàng, cầm đơn hàng trên tay rồi mới tính đến chuyện đi mua nguyên vật liệu cho sản xuất.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Bình Dương phân tích, hàng tồn kho thường có 2 loại là tồn kho nguyên liệu và tồn kho bán thành phẩm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu hàng tồn kho nguyên liệu vì thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài hơn so với hàng bán thành phẩm.

“Thời gian lưu kho dài đồng nghĩa với gánh nặng lãi vay càng lớn đối với doanh nghiệp”, ông này nói.

Đồng quan điểm, ông Toàn của May Sài Gòn 2 cho hay, ở mảng nội địa, đơn vị này đã chủ động điều chỉnh sản xuất để đưa lượng hàng tồn kho về mức thấp nhất. Theo ông Toàn, bắt đầu cuối năm ngoái, khi nhìn thấy tình hình tiêu thụ có dấu hiệu sụt giảm dưới tác động của khó khăn kinh tế, công ty này đã giảm dần lượng hàng sản xuất hàng tháng, chỉ sản xuất theo đúng số lượng đặt hàng của các nhà phân phối. Nhờ vậy, đã kiểm soát được lượng hàng tồn kho.

Các doanh nghiệp cũng đang tìm mọi cách để liên kết sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm. Ông Tiến của Gia Long kể, trong kỳ hội chợ về quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và quà tặng Việt Nam (Lifestyle 2012) tổ chức 2 tuần trước, một số doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm… đã đến đặt vấn đề liên kết sản xuất hoặc tìm đầu ra cho sản phẩm của họ.

Nhựa, bao bì khó lây

Theo ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc công ty Nam Thái Sơn, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Nhựa TPHCM, hiện sức mua trong nước đối với mặt hàng nhựa, bao bì bị giảm mạnh. Dù doanh nghiệp giảm giá cũng không có người mua. Lượng người mua mới các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa trong gia đình không có nhiều.

Ngoài ra, hiện bao bì phục vụ cho việc đóng gói xuất khẩu bị đánh thuế môi trường, nên doanh nghiệp xuất khẩu nhập bao bì nước ngoài về đóng gói dạng tạm nhập tái xuất để không phải chịu thuế này, thay vì mua trong nước.

Ông Trần Việt Anh cho biết thêm, hiện hàng tồn kho của doanh nghiệp trong ngành khá cao, và doanh nghiệp phải giảm bớt thời gian sản xuất, thay vì ba ca như trước đây. Do đó, có không ít doanh nghiệp trong ngành này đóng cửa.

Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp trong ngành nhựa, bao bì, với chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có khoảng 1% là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Trong năm 2011, giá trị ngành này tạo ra là 7,5 tỉ đô la Mỹ, trong đó bao bì chiếm 40%, còn lại là các sản phẩm nhựa tiêu dùng, phục vụ xây dựng,…

Do đó, dù thị trường xuất khẩu của sản phẩm bao bì của Việt Nam hiện phát triển tốt, nhưng toàn ngành nhìn chung vẫn không tốt vì tiêu thụ thị trường nội địa giảm.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Hà Nội sẽ công khai giá cả hàng hóa thiết yếu trên Internet
  • Giá thuốc tương đối ổn định
  • Giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12 kg
  • Giá gas sẽ giảm thêm 30.000 đồng/bình
  • Xăng tăng giá, cước vận tải “phản ứng” thế nào?
  • Công bố quy trình dán nhãn năng lượng cho sản phẩm gia dụng
  • Chính thức tăng viện phí
  • Ôtô trong nước tháng 3: Hồi sinh trong lo lắng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo