Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Tết bình yên

Năm nay, phải đến những ngày cận tết, sức mua mới bắt đầu tăng do các doanh nghiệp trả lương, trả thưởng vào những ngày cuối cùng của năm. Ảnh: Ngọc Trâm

Ngành công thương đánh giá, mùa tết năm nay là một mùa “tết bình yên” khi giá cả khá ổn định. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ tăng thấp, sức mua nhiều mặt hàng ở mức yếu khi đại bộ phận người dân thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến sản xuất ngừng trệ, giảm sút.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong tháng 1, tháng có Tết Nguyên đán ước đạt 191.100 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng chỉ là 4,03%. Không khí mua sắm trên thị trường kém sôi động hơn hẳn những mùa tết trước đây. Điều này thể hiện rõ ràng ở sức mua, sức sản xuất và lượng hàng tồn kho của nhiều ngành hàng, mặt hàng

Tại TPHCM, Sở Công Thương đánh giá chương trình bình ổn giá năm nay đã có sức lan toả, tác động mạnh đến thị trường, góp phần ổn định giá cả hàng hóa tết.

Các doanh nghiệp trong chương trình đã thực hiện liên kết, chủ động chi phối thị trường bằng lượng hàng hóa dồi dào. Nhờ đó, nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gia cầm, trứng, dầu ăn... đã giảm từ 5-10% ngay trong những ngày tết.

Số điểm bán hàng bình ổn tăng mạnh, đi sâu vào các khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp. Các siêu thị kéo dài thời gian bán hàng, đặc biệt còn bán hàng thông đêm và mở cửa sớm sau tết (mùng 2) giúp người dân yên tâm mua sắm.

Sức mua ở các kênh mua sắm trong những ngày cận tết tăng mạnh. Ví dụ siêu thị tăng 4-5, chợ truyền thống tăng 2 lần so với bình thường. Tuy nhiên, so với mùa tết năm trước, mãi lực ở chợ truyền thống đã giảm 10%.

Cụ thể, dù là tháng tết nhưng sức sản xuất của các sản phẩm phục vụ tiêu dùng như thuốc lá, đồ uống, dầu thực vật, bột giặt, xà bông… giảm mạnh do sức mua giảm.

Ví dụ, mức sản xuất của mặt hàng xà bông, bột giặt trong tháng 1 là 35.500 tấn, giảm 11,5% so với tháng trước đó và chỉ bằng 86,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, mặt hàng bia các loại trong tháng 1 sản xuất được 191,7 triệu lít, bằng 79% của lượng bia sản xuất trong tháng 12 trước đó và bằng 94,8% so với cùng kỳ…

Thị trường ô tô, xe máy, điện máy dù là tháng tiêu thụ “nóng” nhưng trầm lắng khiến sản xuất, lắp ráp ô tô giảm 10,4%; tủ lạnh, tủ đá giảm 24,2%; máy điều hòa giảm 66,7% so với tháng tết 2011.

Nguồn cung dồi dào trong khi sức mua không cao đã khiến giá cả thị trường trong dịp tết năm nay khá ổn định. Bằng chứng là chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 của cả nước chỉ tăng 1% so với tháng 12-2011, mức thấp nhất của tháng 1 trong nhiều năm trở lại đây.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, điều này cũng một phần do giá cả nhiều mặt hàng đã duy trì ở mức cao lâu nay nên khi gặp sức mua yếu đã ít tăng hơn so với bình thường.

Bộ Công Thương nhận định, sau tết, sức mua hàng hóa trên thị trường chùng lại và có xu hướng tiếp tục giảm.

Lãnh đạo bộ này lưu ý các cơ quan ban ngành chức năng tiếp tục theo dõi sát thị trường, giá cả, cung cầu và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không để giá tăng đột biến, thiếu hàng.

  • Điều chỉnh giá của hơn 400 dịch vụ y tế
  • Nhiều nhà máy đường hạ giá bán
  • Thấy gì từ thị trường Tết vừa qua?
  • Quần áo Trung Quốc “phù phép” thành hàng hiệu
  • Nhà nhà “tung chiêu”… xả kho, giảm giá
  • Hàng Tết dồi dào, sức mua vẫn thấp
  • Đào, quất vẫn đang “ngóng” người mua
  • Buôn bán hoa quả Trung Quốc: Một vốn bốn lời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo