Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường xi măng vẫn bình ổn

Sau 1 tháng từ ngày doanh nghiệp sản xuất xi măng (XM) số 1 Việt Nam VICEM tăng giá (60 ngàn đồng/tấn bắt đầu từ 01/02), sau đó hàng loạt các nhà sản xuất đều tăng giá từ 40 - 80 ngàn đồng/tấn. Đến nay, thị trường XM hoạt động ổn định, không có dấu hiệu bất thường, lo ngại về biến động đã không xảy ra.

Giá xi măng có tăng theo giá than, điện, xăng dầu?

Nhiều doanh nghiệp sản xuất XM đang đứng trước bài toán giá thành sản xuất và cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường để tồn tại. “Năm nay là một năm hết sức khó khăn đối với ngành công nghiệp sản xuất XM Việt Nam” - Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐTV VICEM nhận định. Nhận định này cũng xuất phát từ những khó khăn mà VICEM đang nếm trải. Xi măng vừa điều chỉnh giá tăng 60 ngàn đồng/tấn và thị trường không có dấu hiệu bất thường là một tín hiệu vui cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất XM sau hàng năm trời gồng mình giữ giá. Chưa kịp ăn mừng thì giá xăng dầu, giá điện tiếp tục tăng.

Theo dự báo, năm 2011 sẽ có khoảng 7 dự án XM đưa vào hoạt động, tuy nhiên, lượng dư thừa sẽ tăng khoảng từ 5 - 10 triệu tấn, tùy thuộc nhiều yếu tố. Trong khi từ năm 2008, giá than đã tăng lên hơn gấp đôi. Giá điện, xăng dầu và nhân công cũng đều tăng, nhưng giá bán XM trên thị trường tăng không đáng kể. Trong 3 năm, giá XM chỉ tăng khoảng 13 - 15%, tuỳ từng khu vực và nhà máy. Đây được xem là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp sản xuất XM nói chung và của VICEM nói riêng trong việc hợp lý hoá sản xuất, phân phối lưu thông trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, sự biến động giá đã làm cho một số doanh nghiệp “rào trước” rằng: Tùy theo thị trường mà có kế hoạch phù hợp. Kế hoạch phù hợp này được xem là lộ trình tăng giá vì với các nhà sản xuất XM có biện pháp nào khả thi cho SXKD đều được vận dụng. Như vậy, XM sẽ giữ giá trong thời gian tới nhưng có thể tăng bất kể lúc nào tùy thuộc vào các nhà sản xuất “nín nhịn” được bao lâu.

Cung - cầu khó đoán định

Cho đến lúc này, theo thống kê năng lực sản xuất XM toàn ngành đạt khoảng 65 triệu tấn/50 - 55 triệu tấn nhu cầu. Nhìn vào thì thấy cung đã vượt cầu quá lớn nhưng vấn đề là ở chỗ các nhà sản xuất XM đặt hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu chứ không phải cho bao nhiêu tấn sản phẩm ra lò. Như vậy, dự báo có thể dư thừa nhưng nếu các nhà sản xuất không sản xuất hết công suất và thực tế rất ít dây chuyền chạy hết công suất thì chắc chắn không có 65 triệu tấn sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, năm nay các doanh nghiệp không có chủ trương nhập khẩu clinker mà đẩy mạnh xuất khẩu thì lượng XM trên thị trường có thể giảm so với năm ngoái từ 3 - 5 triệu tấn. Chưa kể đến việc ngành điện đã thông báo ưu tiên cho các nhà máy trong quy hoạch thì các nhà máy ngoài quy hoạch sẽ gặp khó khăn hơn. Theo đó các nhà máy phải có kế hoạch sản xuất, sửa chữa vào mùa khô (từ tháng 3 - 6) nhưng mùa khô là mùa thiếu điện lại là mùa của xây dựng, nhu cầu XM tăng cao trong mùa khô. Hơn nữa, XM là mặt hàng không thể để lâu và không phải “của để ăn dần”. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến thị trường XM rất khó đoán định.

(Báo Xây dựng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo