Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực phẩm Tết: Đến hẹn... còn tăng ?

Giá thực phẩm, nhất là rau xanh tăng chóng mặt sau đợt rét đậm vừa qua

Mặc dù, dự đoán giá hàng hóa tiêu dùng sẽ không có nhiều biến động trong dịp Tết Quý Tị nhưng chỉ với “liều thuốc thử”- đợt rét vừa qua giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng vọt từ 5- 10%, thậm chí rau xanh tăng tới 50- 100%.  Với tâm lý “té nước theo mưa”, đà tăng giá thực phẩm có thể sẽ còn tiếp tục tăng bởi tác động xấu của thời tiết.

Theo Bộ Công Thương và báo cáo của các Sở Tài chính, đến nay đã có 43 địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên Đán Quý Tị 2013. Trong đó, có 21 tỉnh, thành phố thực hiện, có kế hoạch chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường vào dịp này với số vốn để dự trữ hàng hóa khoảng 1.176,8 tỉ đồng. Danh mục các mặt hàng được bình ổn giá gồm những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán như: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, bánh mứt, lạp xưởng và bột ngọt...

Lo xa...

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, Tết Quý Tị 2013, Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa Tết từ trước hai tháng. Để bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo các DN dự trữ lượng hàng hóa tổng trị giá khoảng 6.000 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 20-25% nhu cầu tiêu dùng tăng thêm trong những tháng Tết. Trong đó, nguồn vốn phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỉ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ).

Sở Công Thương Hà Nội dự kiến nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên Đán 2012 của thành phố sẽ tăng từ 20-22% so với các tháng khác trong năm và tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong tháng Tết ước đạt khoảng 24.000 tỉ đồng.

Tại TP HCM, Sở Công Thương đã triển khai công tác chuẩn bị đến các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường.

Tính đến thời điểm hiện nay, các đơn vị  của TP HCM đã thực hiện đạt hơn 80% kế hoạch lượng hàng, tăng 20% so với kết quả thực hiện Tết năm 2012 và tăng hơn 60% so với kế hoạch của chương trình bình ổn thị trường. Theo đó, tổng giá trị hàng hoá các DN trong chương trình bình ổn thị trường chuẩn bị cho sản xuất, dự trữ hàng Tết đạt khoảng 6.681,8 tỉ đồng, tăng gần 24% so với Tết năm 2012. Trong đó, giá trị chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 3.436 tỉ đồng, tăng 21%. Riêng cao điểm Tết, tổng giá trị hàng hoá chuẩn bị là gần 2.700 tỉ đồng trong đó phục vụ hàng bình ổn thị trường là trên 1.500 tỉ đồng.

Đặc biệt, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hoá kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá, các DN sẽ tăng thời gian phục vụ thời điểm cận Tết và mở cửa phục vụ sớm vào ngày mùng 2 Tết. Bên cạnh đó các DN cũng sẽ tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm tiết kiệm chi tiêu cho người tiêu dùng…

... không lại với tăng giá gần

Nếu chỉ nhìn vào công tác chuẩn bị thì hai đầu tàu của cả nước là Hà Nội, TP HCM cũng như các tỉnh thành khác đều đã có sự chủ động từ khá sớm. Tuy nhiên với những diễn biến thực tế thì rõ ràng người tiêu dùng vẫn còn đó nỗi lo đến hẹn lại lên - tăng giá vào dịp Tết.

Thực tế, giá nhiều mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua. Mức tăng trung bình của các mặt hàng thực phẩm như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, hải sản... ghi nhận tại nhiều chợ đầu mối cũng như truyền thống tại Hà Nội đã tăng từ 5- 15%, thậm chí giá rau xanh đã tăng tới 50%- 100%.

Hiện tượng tăng giá này được lý giải bởi dịp nghỉ Tết Dương lịch kéo dài và rét đậm, rét hại đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Khác với các mặt hàng thực phẩm khô, bánh kẹo, rượu, bia... các DN có thể chuẩn bị, dự trữ từ rất sớm để cung ứng cho thị trường dịp Tết, các sản phẩm tươi sống thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện bảo quản, nguồn cung ứng...

Đơn cử, để phục vụ thị trường Tết, Hà Nội sẽ cần khoảng 65.000 tấn gạo; 10.000 tấn lợn hơi; 3.500 tấn thịt vịt, gà; 75 triệu quả trứng gà, vịt; 4.500 tấn thủy hải sản tươi, đông lạnh; 4.000 tấn thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; và 75.000 tấn rau củ tươi. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, tình trạng nhập lậu gia cầm… nên đến nay Hà Nội mới tự cung cấp, đáp ứng được 25.000 tấn gạo (chiếm 38,5%); thịt gà thương phẩm khoảng 2.167 tấn (chiếm 62%); trứng gà, vịt khoảng 29 triệu quả (chiếm 39%); thủy hải sản tươi sống, đông lạnh khoảng 675 tấn (chiếm 15%); thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm khoảng 800 tấn (chiếm 20%); rau, củ tươi khoảng 41.250 tấn (chiếm 55%). Số hàng hóa còn lại không tự cung, tự cấp được sẽ được khai thác từ các tỉnh, thành khác.

Từ nay đến Tết Âm lịch còn khoảng một tháng và với tâm lý “té nước theo mưa”, theo dự đoán của các chuyên gia giá thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau củ sẽ khó giảm thậm chí có thể tiếp tục sẽ tăng mạnh trong dịp Tết do thời tiết không thuận lợi. Xem ra dù chuẩn bị từ khá sớm nhưng điệp khúc đến hẹn lại tăng giá thực phẩm đang rất gần mà mấu chốt của vấn đề vẫn là chưa có sự kết nối trong chuỗi sản xuất- phân phối- tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát:
Nhiều giải pháp hỗ trợ chăn nuôi

Bộ NN-PTNT đang tập trung vào các giải pháp: Kiềm chế không để dịch bệnh xảy ra, bởi khi dịch bệnh xảy ra sẽ có số lượng lớn gia súc, gia cầm bị tiêu hủy, chết. Đồng thời, gia tăng kiểm soát chất lượng giống, chất lượng thức ăn để giúp người chăn nuôi có hiệu quả. Bộ cũng đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ một số biện pháp hỗ trợ, trước mắt cũng như lâu dài cho người chăn nuôi, kể cả quy mô chăn nuôi nông hộ; gia trại; trang trại quy mô nhỏ...

Ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương:
Khó tránh khỏi tăng giá

Nguồn cung hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm trong dịp Tết năm nay sẽ không thiếu và giá thực phẩm cũng ít biến động. Dự kiến nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên Đán của Hà Nội sẽ tăng khoảng 18 đến 20% so với các tháng trong năm. Trong đó, một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến, rau quả có thể tăng hơn 20%.

Mặc dù hiện nay, các DN đều đã có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết. Tuy nhiên, dù lượng hàng hóa chuẩn bị có dồi dào, phong phú, đa dạng đến đâu thì giá cả luôn tăng hơn so với ngày thường. Tùy từng mặt hàng, giá có thể dao động tăng khác nhau. Một số mặt hàng có nhu cầu và giá cả có khả năng tăng cao trước và sau tết là thịt lợn, thịt gà, rau củ quả...

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị thành phố Hà Nội:
Tránh tình trạng thương lái đẩy giá

Năm nay, các siêu thị chuẩn bị hàng Tết với tâm lý rất thận trọng. Lượng hàng hóa dự trữ Tết Quý Tị tăng khoảng 15% so với Tết Nhâm Thìn 2012.

Đối với hàng nông sản, thực phẩm thì lo nhất là thịt lợn. Hiện nay, khoảng 30% hộ chăn nuôi bỏ trang trại, bỏ chuồng trại do đầu vào thức ăn gia súc tăng cao.

Để đảm bảo nguồn cung, làm dịu giá tại các TP lớn như Hà Nội, cần tổ chức tốt công tác thu mua vận chuyển hàng hóa từ các khu vực lân cận.Tránh tình trạng các thương lái, trung gian đẩy giá lên cao. Hiện nay, Hà Nội mới chỉ đảm bảo 65% nhu cầu thịt lợn, 40% nhu cầu rau xanh, thủy sản còn ít hơn nên phải có kế hoạch tổ chức và tạo điều kiện để các tỉnh đưa nông sản về.

(Theo DĐDN)

  • “Thê thảm” như ôtô năm 2012
  • Tẩy chay bánh kẹo Tàu, hàng nội được thời
  • Hàng tết tăng giá, khách mua thờ ơ
  • Chưa đến Tết, thực phẩm đã tăng giá
  • Vẫn còn trên 27.000 vé tàu hỏa đi trước tết tại ga Sài Gòn
  • Quất thế Hà Nội có giá 25 triệu đồng
  • Bánh kẹo nội “chớp” cơ hội tết
  • Xuất khẩu gạo ảm đạm sau năm lập kỷ lục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo