Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuế hạ, đường nội “đo ván”

Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho hay, năm 2012 các doanh nghiệp (DN) trong nước đăng ký mua hơn 200.000 tấn đường sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, lượng đường đăng ký nhập khẩu lên đến 268.000 tấn. 

Một số DN đăng ký nhập với sản lượng lớn như Vinamilk (110.000 tấn), Tân Hiệp Phát (25.000 tấn), Pepsi (25.000 tấn) và Dutch Lady (24.000 tấn)… Ông Biên cho biết, quota nhập khẩu đường năm 2012 tối thiểu là 70.000 tấn. Thuế nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch rất cao, lên tới 80%.

Ông Đỗ Thành Liêm, Giám đốc Cty CP Đường Khánh Hòa nói rằng, khi giá đường nhập khẩu rẻ hơn giá đường trong nước, DN sẽ nhập để sản xuất; giá nhập khẩu hiện nay về tận kho là 14.500 đồng/kg, trong khi giá thành đường trong nước là 13.500 đồng/kg, cao hơn nhiều so với các nước khác.

Theo ông Liêm, giá đường nhập khẩu rẻ là do thuế nhập khẩu giảm khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do: Hiện, chỉ có 5% và tiến tới 0% trong năm 2013.

Ông Nguyễn Thế Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết sản lượng đường vụ 2011-2012 dự kiến 1,4 triệu tấn, tăng 300 nghìn tấn so với vụ trước.

“Chúng tôi đang băn khoăn bởi cung thì có thể tính được, nhưng không tính được lượng đường nhập lậu”, ông Long nói. Vì không kiểm soát, dự báo được lượng đường thực tế nên các DN khó chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Theo một DN sản xuất đường, từ đầu năm đến nay, tiêu thụ đường vô cùng khó khăn, vừa áp lực từ đường lậu, vừa áp lực từ các hộ tiêu thụ.

Giá đường từ đầu vụ 18.000-19.000 đồng, đến nay xuống còn 15.700-16.000 đồng, trong khi mía nguyên liệu nhiều nhưng nhà máy không dám giảm giá mía vì sợ nông dân bỏ. Theo ông Long, vì sản xuất bấp bênh nên lợi nhuận của các DN sản xuất đường khá thấp, hầu hết dưới 10%, có DN chỉ có 1-2%.

(Theo Tiền phong)

  • Điện lạnh ít kỳ vọng trong mùa nóng
  • Hóa chất thực phẩm độc hại: Dễ như mua rau
  • Giải tỏa tâm lý 'hàng chợ'
  • "Găm" 1 triệu lít xăng, "lãi" 2 tỷ đồng
  • Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc
  • Giá cước taxi tăng từ 600 - 1.500 đồng/km
  • Buôn rau chợ đầu mối: Làm 5 tiếng thu 1 triệu
  • Lạm phát chưa yên đã tăng giá ồ ạt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo