Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc giảm mua, ngao tắc đầu ra

Thương lái thu mua nhỏ giọt, ngao đến lứa không bán được, hàng chục nghìn tấn ngao đang bị “tắc” ngoài bãi.

Thời điểm này, người nuôi ngao ở Tiền Hải (Thái Bình) như đang ngồi trên “đống lửa” vì không tiêu thụ được sản phẩm.

Cung nhiều hơn cầu

Chưa bao giờ không khí trên bãi ngao Đông Minh (Tiền Hải, Thái Bình) lại “thảm” như bây giờ. Gần cuối giờ chiều, chúng tôi có mặt tại bãi ngao Đông Minh, như mọi khi, đây là thời điểm bãi ngao “đông vui nhất”. Bởi lúc này nước triều rút, tàu thuyền sẽ theo lạch kéo vào “ăn hàng” và là thời điểm “phu ngao” từ bờ đổ ra các bãi ngao để cào ngao. Nhưng nay, “quy luật” ấy đã bị thay đổi. Chờ mỏi mắt, chúng tôi mới gặp một tốp “phu ngao” (hơn 10 người) đang chuẩn bị ra bãi cào ngao, xa xa loáng thoáng vài con tàu nhỏ đang theo lạch tiến vào.

Chị Đoàn Thị Hồng, thôn Minh Châu, xã Đông Minh - Tổ trưởng tổ “phu ngao” buồn rầu nói: “Riêng ở Đông Minh, đội cào ngao có khoảng 200 người, mỗi tổ khoảng 20 người. Trung bình, mỗi ngày đội bốc được khoảng 70 – 100 tấn ngao, nhưng dạo này sản lượng đã giảm xuống còn 40 tấn/ngày, vì thế thu nhập của các “phu ngao” đã giảm từ 170.000 đồng/ngày, xuống còn 80.000 đồng/ngày”.

Anh Trần Văn Đại, ở xóm 6, xã Đông Minh, chủ của hơn 1ha ngao với khoảng 60 tấn ngao đến kỳ thu hoạch, nhưng không bán được. Đưa mắt nhìn về phía bãi ngao, anh Đại ngao ngán: “Bỏ vào đây hàng trăm triệu, đến lúc thu hoạch lại bị tắc đầu ra. Thêm 1 ngày bán chậm là thêm lỗ, vì hàng ngày vẫn phải trả công cho người trông coi, rồi tiền lãi, nếu bán chậm quá, ngao quá lứa, không kịp thả giống cho vụ mới, còn thiệt hại hơn nữa”.

Tắc do Trung Quốc giảm nhập

Ông Trần Minh Tiến – Trưởng phòng NNPTNT huyện Tiền Hải cho hay: “Ước tính, tại Tiền Hải hiện giờ đang bị “tắc” khoảng 20.000 – 25.000 tấn ngao thương phẩm”. Theo ông Tiến, nguyên nhân là do phía đầu mối Trung Quốc không nhập hàng, bởi đây là đầu mối tiêu thụ khoảng 50% sản lượng ngao ở đây, còn lại là xuất đi Nhật, EU và các tỉnh phía Nam. “Do lượng ngao tồn nhiều, nên giá liên tục giảm, có lúc xuống còn 15.000 đồng/kg, nhưng vẫn khó tiêu thụ. Hiện giá ngao đang dao động từ 18.000 – 20.000 đồng/kg bán buôn và 22.000 đồng/kg bán lẻ. Bán thấp lỗ, nên người dân vẫn phải cố chờ giá lên” – ông Tiến cho biết.

Cũng về vấn đề này, theo ông Vũ Ngọc Linh – Phó Ban quản lý chợ Đông Minh- chợ đầu mối chuyên thu gom ngao ở Tiền Hải, cách đây khoảng 2 tháng, giá ngao còn bán được 24.000 đồng/kg, nhưng hơn tháng nay, Trung Quốc ngừng nhập, nên ngao chỉ còn 16.000 đồng/kg. “Không riêng ngao, sức tiêu thụ các hải sản khác như tôm, cua, cá cũng giảm khoảng 50 – 55%” – ông Linh cho biết.

Anh Trần Ngọc Thiêm, ở xã Đông Minh, một trong những thương lái chuyên xuất ngao đi Trung Quốc, với số lượng hàng trăm tấn mỗi ngày cho biết: “Mình chủ yếu xuất ngao sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Trước bạn hàng lấy ngao xô, nhưng giờ yêu cầu chỉ nhập ngao loại 70 con/kg, nên rất khó đáp ứng. Đã vậy, họ chỉ nhập với số lượng nhỏ”. Theo anh Thiêm, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc giảm nhập ngao, là do một số nơi họ “kiêng” ăn ngao một vài tháng, dẫn đến lượng ngao tiêu thụ giảm đáng kể.

(Theo Dân Việt)

(Theo VEF)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo