Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ nay đến hết năm: Đối diện với áp lực tăng giá

Mặc dù thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng hạ nhiệt, nhất là mặt hàng lương thực thực phẩm. Song, theo dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, những tháng cuối năm, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, tạo sức ép tăng giá hàng hóa.

Tăng theo quy luật

Theo cảnh báo của các chuyên gia, trong hơn 2 tháng còn lại giá một số mặt hàng như gạo, sữa, phân bón, khí hóa lỏng sẽ tiếp tục đứng ở mức cao hoặc tăng nhẹ do tác động của nhiều yếu tố trong nước và trên thế giới. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát và giá cả tăng cao. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lạm phát và mặt bằng lãi suất đứng ở mức cao; nhập siêu còn lớn; cung- cầu hàng hóa có thể căng thẳng...

Nằm trong quy luật tăng giá cuối năm nữa là mặt hàng sắt thép, nhóm hàng vật liệu xây dựng do vào mùa xây dựng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, giá xi măng tại các nhà máy được điều chỉnh tăng 3 lần. Mức giá xi măng sau 3 lần tăng ở khoảng 290.000 đồng/tấn đến 390.000 đồng/tấn tùy từng nhà máy.

Liên quan đến thuốc chữa bệnh, trong 3 tháng cuối năm, dự báo thị trường dược phẩm cơ bản ổn định, một số mặt hàng thuốc chữa bệnh có sự điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng không đột biến và bất hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu tác động tăng giá, theo Cục Quản lý giá nhìn nhận, do sự điều chỉnh của các hãng dược và một số doanh nghiệp tăng giá đối với một số loại thuốc có lợi thế kinh doanh để bù đắp cho các loại thuốc kinh doanh kém hiệu quả khác... Chủ nhà thuốc tư nhân An Hưng (Mỹ Đình) khẳng định, thời gian này các nhà thuốc đang toan tính việc kinh doanh mùa tết, do vậy họ sẽ dự trù phần biến động tỷ giá. Giá thuốc ngoại sẽ không nằm ngoài guồng quay tăng giá

Bên cạnh đó, theo quy luật những tháng cuối năm, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao sẽ tạo sức ép tăng giá hàng hóa. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá như ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông...

Nỗ lực tăng cung

Đánh giá về tình hình giá cả cuối năm, Cục Quản lý giá cho rằng vẫn còn nhiều yếu tố giảm áp lực tăng giá, như trên thị trường thế giới giá hàng hóa có xu hương giảm khi đồng USD tăng giá. Trong nước, các cân đối vĩ mô tiếp tục được điều hành để giữ ổn định; nguồn cung nhiều nông sản thực phẩm tăng; lãi suất được điều hành chặt chẽ hơn...

Bên cạnh đó, các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ tiếp tục được triển khai quyết liệt, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, kiểm soát nhập siêu... sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần quan trọng bình ổn giá thị trường.

Một trong những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa được Cục Quản lý giá dự báo giá sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ trong thời gian tới đó là nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Sau khi tăng giá liên tiếp trong nhiều tháng đầu năm và hình thành mức giá cao nhất từ trước đến nay, hàng loạt các giải pháp điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương được thực hiện và đã tác động quan trọng bình ổn giá thực phẩm trên thị trường. Do vậy, giá thịt lợn và gia cầm có xu hướng giảm.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, tại các chợ đầu mối, tình hình cung ứng lương thực thực phẩm tại các chợ đầu mối dồi dào và ổn định. Giá các loại thịt so với các loại thực phẩm khác ổn định, thậm chí có hạ nhiệt. Giá thịt lợn hơi tại Hà Nội giảm nhẹ còn 58.000đ -60.000đ/kg, thịt nạc thăn có giá từ 120.000đ/kg - 130.000đ/kg; gà ta sống giao động từ 90.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy từng loại... Tuy nhiên, trong 2 tuần đầu của tháng 10, do ảnh hưởng của thời tiết mưa dài ngày tại các vùng lân cận khiến cho nguồn cung rau về các chợ giảm nhẹ, rau xanh tăng giá.


Theo phân tích của đại diện Sở Công thương Hà Nội, đối với nhóm hàng thực phẩm thì các chủ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn đang tích cực đầu tư vốn, thức ăn, nhanh chóng tái đàn, mở rộng quy mô nuôi. Nhưng điều đáng chú ý nhất, năm nay Tết cổ truyền và Tết Dương lịch gần nhau, phải rất nỗ lực để kiềm chế giá.

(Báo Đại Đoàn Kết)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo