Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 3

Những dòng nhựt ký

Trang thứ năm:

 
 Sau thời gian bị bao vây, pháo kích, ngày 25/12/1964, bọn địch quận lỵ Sông Đốc (Rạch Ráng) hoang mang trốn chạy. Quân dân ta san bằng các công sở của chúng  Ảnh tư liệu: VÕ AN KHÁNH

"14/6 đi Cỏ Xước với Năm Phùng. Ghé nhà chú Tư. Xế, gặp Kiên. Tối mình và Kiên ghé nhà Lạc, nghỉ đây".

"15/6 vô Xẻo Giá (nhà bà Mịnh) với Kiên. Trưa ra nhà Hai Vũ, rồi ra nhà ông già của Lạc. Chiều đi về Thạnh Phú (ngã Cỏ Xước). Tối ngủ nhà chú Tư".

"16/6 (28 âm lịch). Sáng đi sớm ra nhà Dưỡng (đám cưới). Gặp Bé, In và người đàn bà trẻ tuổi. Khuya nay, về ngay nhà Nhương, nghỉ (nhà anh Hai)".

"17/6 mưa gần trọn ngày. Nằm nhà Nhương. Đi lên Nhà Phấn. Đi ngã kinh Sư Liệu, ra Cái Bát, ghé nhà Tư Thập, rồi ra Cái Giữa, lên nhà Lạc".

"18/6 đi với Kiên xuống nhà Sáu Phú. Rồi mình về một mình vô rạch Cui. Mưa. Chiều, ghé nhà Mười Thanh, rồi về Cái Rắng (nghỉ nhà chị Hai Quốc)".

Trang thứ sáu:

"19/6 sáng đi sớm về RD (Rạch Dược). Ghé nhà chị Tư ăn cơm, rồi ghé nhà Diệp Quang Biều. Nghe tin Mười về Cà Mau".

"(Tâm - ông Tự. Tài Rau Dừa B? (Hỏi) Rau Dừa B)"

"Về GN (Giáp Nước) (gặp Lê An ở kinh Ông Thiên)"

"20/6 Ở tại GN (Giáp Nước)"

Ở bên góc mặt trang giấy, có ghi:

"Mùng 1/5 âm lịch về GN (Giáp Nước) Cái Rắng - RD - GN (Rạch Dược - Giáp Nước)".

Thật may mắn: Hai trang này Nguyễn Mai ghi nhật ký liên tục và từ 14/6 (nhằm 26/5 âm lịch) với một chuỗi ngày cùng anh Kiên đi Xẻo Giá, Thạnh Phú (ngã Cỏ Xước) và Nhà Phấn (kinh Sư Liệu ra Cái Bát) gặp nhiều anh chị em quen biết (Hai Vũ, Mười Thanh…) và người đàn bà trẻ tuổi" (chắc tác giả không từng quen, chỉ ghi vậy thôi). Những trang nhựt ký này không rõ năm nào (có lẽ 1964).

Phần lớn tên người, tên đất trong hai trang nhật ký, ta đều có thể quen biết, nhiều người nay còn sống. Nếu đọc được những dòng trên, chắc lòng bồi hồi thương nhớ Nguyễn Mai khôn xiết.

Trang thứ bảy:

"Chiều tối ngày 1/11/64 về nhà ngoại để đi công tác. Chiều 2/11 có tiếng máy bay hướng Đầm Dơi - Gành Hào và tiếng bom rền dội. Giặc bố ở đâu?"

Ở góc trên:

"2/11/64. Mỗi lúc xa nhau, mỗi khổ buồn sầu thương. Đông về. (Câu này không biết ghi về ai, nhân vật nào đó hay chính tác giả?)

Trang thứ tám:

Ở một khổ giấy khác, viết nghiêng, tháo, khó đọc:

"13/8: Buồn ơi ngày tháng trôi qua

Mà sao buồn vẫn theo ta hỡi buồn?!

Em còn giữ mãi niềm thương

Anh còn giữ mãi nỗi buồn chia ly

Người đi khuất bóng người đi

Lệ em còn đọng trong khuy áo này

Anh trăn trở giữa canh chày

Thu Hồ

Dân y CT".

Tôi rất mừng khi chính tôi đọc rõ bài thơ trữ tình này. Vì có những từ tác giả khoanh tròn vào nhau như đùa với ngòi bút lúc làm thơ. Nguyễn Mai không ngờ anh viết kỳ lạ vậy và có anh em đọc ra - Và từ đây bài thơ chưa có nhan đề này đã đi vào công chúng bạn đọc của anh. Dưới bài thơ, tên "Thu Hồ" viết dưới gạch ngang - không biết đó là tác giả (do anh thay tên) hay tên ai đó đã gợi cho anh viết - còn "Dân y CT" có lẽ là Dân y huyện Châu Thành - Cà Mau, nơi anh thường đến công tác.

Trang thứ chín:

"Chuyện vui"

"Đại đội trưởng khu CG: Tống (chợ Bùng Binh)" (không rõ nghĩa).

 "28/7: Nó dẫn một trung đội vô lá trốn vì sợ đi đóng đồn Hòa Trung. Thà ở tù, chớ không đi đóng đồn. Tụi biệt chính và công an Cà Mau vô kiếm bắt".

"Tụi lính lấy mìn của ta về làm nổ chết. Thằng Quận trưởng hoảng hồn la: "Tụi nó khởi nghĩa nữa rồ!".

"Thằng Đô (Phó đồn) ưa hãm hiếp, bị bắt chối leo lẻo. Hề cũng bị bắt trận Hòa Trung".

"Thiếu úy Thiện chở về Tắc Vân, bị Bảy Tắc phục kích bắn chết (bị thương một lần, chết một lần)".

"Lộ đứt hoài. Tỉnh, Quận rầy. Lính nói: Tao mướn mầy xuống đây mà giữ".

"Ba, bốn thằng lính CĐ vô nhà rề rề con gái".

"Ý, ai đi đông quá in là Việt cộng!". Tụi nó bổ chạy ráo. Coi lại thì hành khách đi vòng trong ruộng vì lộ đứt. Tụi lính hoàn hồn, nhưng trở vô mắc cở: "Việt cộng nhằm khỉ gì!" Mấy cậu ơi ở lại chơi! (bà già kêu) Tụi nó đi luôn".

Đây là tư liệu Nguyễn Mai ghi để viết chuyện vui, chuyện đã kích giặc (ký tên Hõa Tiễn). Anh lấy đề tài từ phía địch để làm chất hài hước và anh luôn thành công ở lãnh vực trào phúng đánh địch, tạo tiếng cười, cách cười giải phóng rất trí tuệ… cộng!". Tụi nó bổ chạy ráo. Coi lại thì hành khách đi vòng trong ruộng vì lộ đứt. Tụi lính hoàn hồn, nhưng trở vô mắc cỡ: "Việt cộng nhằm khỉ gì!" Mấy cậu ơi ở lại chơi! (bà già kêu) Tụi nó đi luôn".

Đây là tư liệu Nguyễn Mai ghi để viết chuyện vui, chuyện đả kích giặc (ký tên Hõa Tiễn). Anh lấy đề tài từ phía địch để làm chất hài hước và anh luôn thành công ở lãnh vực trào phúng đánh địch, tạo tiếng cười, cách cười giải phóng rất trí tuệ…

(Theo Nguyễn Bá/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 4
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 5
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 6
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 7
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 8
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 9
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 10
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 11
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi